Chứng minh hiệu quả phòng chống bệnh dịch của khẩu trang
Khi đại dịch mới bùng phát đeo khẩu trang ở một số nước chưa phải là điều đương nhiên – nhưng có ý nghĩa, một phân tích đã chứng minh điều này. Những nước nào có quy định đeo khẩu trang sớm hơn thì số ca tử vong giảm.
Vào đầu năm 2020, việc đeo khẩu trang trong siêu thị, tiệm ăn, trên các phương tiện giao thông công cộng ở Đức là điều không thể tưởng tượng. Trong khi đó ở một số nước Châu Á, đeo khẩu trang trong sinh hoạt hàng ngày là chuyện đương nhiên.
Hiện nay đeo khẩu trang cũng đã trở thành đương nhiên trong sinh hoạt ở Đức và nhiều quốc gia châu Âu – nhiều người thậm chí còn muốn về lâu dài nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Các chuyên gia cũng đang thảo luận là liệu có nên bắt buộc đeo khẩu trang lâu dài để phòng chống các đợt dịch cúm nghiêm trọng, ví dụ như khi di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng. Một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu từ đầu đại dịch một lần nữa nhấn mạnh tính hiệu quả của biện pháp đơn giản này.
Trái ngược với niềm tin đó, các chính trị gia trên thế giới tỏ ra tin tưởng vào việc nới lỏng vấn đề đeo khẩu trang. Ở các quốc gia, nơi đeo khẩu trang được coi là một văn hóa và được cơ quan chính quyền ủng hộ sớm thì số ca tử vong trên đầu người tăng trung bình khoảng 16% mỗi tuần trong những tháng đầu năm 2020, bài báo của nhóm nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. Ở các quốc gia không khuyến khích sử dụng khẩu trang, mức tăng trung bình là khoảng 62% mỗi tuần.
Đánh giá thông tin của 200 quốc gia
Nhóm nghiên cứu đã xem xét những yếu tố nào có thể lý giải số ca tử vong trên đầu người do Covid 19 gây ra đôi khi rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Để làm được điều này, họ đã phân tích thông tin từ hơn 200 quốc gia, trong đó có lưu trữ dữ liệu về tỷ lệ tử vong của Covid 19 có thể truy cập công khai vào ngày 9/5/2020. Họ so sánh những yếu tố này với nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong, ví dụ các yếu tố như độ tuổi của dân số, phân bố giới tính, nhiệt độ bên ngoài, sự đô thị hóa, tỷ lệ người bị thừa cân cũng như tỷ lệ người hút thuốc trong xã hội. Họ cũng chú ý đến đến thời điểm xuất hiện virus corona mới ở một quốc gia và thời điểm phân tích và những biện pháp đối phó như thế nào, bên cạnh đeo khẩu trang còn có các biện pháp như dãn cách xã hội hoặc tiến hành xét nghiệm hàng loạt để xác định và cách ly những người nhiễm bệnh.
Những nơi sớm có quy định hạn chế du lịch quốc tế hoặc có truyền thống đeo khẩu trang ngay từ đầu đại dịch thì tỷ lệ tử vong tương đối thấp.
Một cửa hàng giới thiệu các kiểu khẩu trang khác nhau: một phương tiện đơn giản, rẻ tiền và có hiệu quả chống lây lan dịch
Chỉ có ba nước châu Âu sớm quy định về khẩu trang
Hiệu quả của đeo khẩu trang chỉ thật rõ rệt nếu được thi hành sớm khi đại dịch mới bùng phát. Vì đầu đại dịch, số người bị lây nhiễm còn thấp cho nên đeo khẩu trang là biện pháp hạn chế lây lan có hiệu quả.
Những nước trong 15 ngày đầu tiên, khi mới phát hiện virus corona đã có biện pháp đeo khẩu trang thì đạt kết quả tốt nhất, chủ yếu là các quốc gia châu Á. Các nước chỉ áp dụng đeo khẩu trang sau ngày 16/4 hoặc 60 ngày sau khi phát hiện viruscorrona đầu tiên, chủ yếu các nước phương Tây có tỷ lệ tử vong bình quân cao hơn hẳn.
Ở Châu Âu chỉ có ba nước nơi người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang sau khi bùng phát dịch một tháng, đó là các nước Slovakia, Séc và Bosnia& Herzegowina.
Một trong những lý do cho sự chậm trễ này một phần là do khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đầu đại dịch tổ chức này khuyên không cần đeo khẩu trang trong khi ở Trung Quốc ngay từ tháng giêng người dân đã tích cực đeo khẩu trang. Ngay từ tháng ba nhiều nước đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang như Cô oét, Nepal, Lituyani, Slovenia, Iran, Bungari Áo vv…
Đeo khẩu trang càng sớm càng tốt
Kết quả phân tích cho thấy, 24 nước nội trong 20 ngày sau khi dịch bùng phát đã khuyến cáo đeo khẩu trang thì có tỷ lệ tử vong bình quân là 1,5 người trên 1 triệu dân. Trong khi đó ở các nước khác là 3,6 ca tử vong vì Corona trên 1 triệu dân.
• Trong số 24 nước chính thức đeo khẩu trang ngay trong 20 ngày đầu tiên khi bùng phát dịch, tính đến ngày 9/8 tỷ lệ tử vong bình quân là 4,7 người trên 1 triệu dân .
• Tại 17 nước, sau 30 ngày bùng phát dịch, tỷ lệ tử vong tính đến ngày 9/8 là 26,6 trên 1 triệu dân.
• Ở Mỹ nơi trong năm 2020 đeo khẩu trang luôn bị coi là một vấn đề thì tỷ lệ tử vong vì corona lên đến 502 người trong 1 triệu dân .
Tuy nhiên, không thể loại trừ yếu tố mà các chuyên gia không tính đến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả. Nhóm nghiên cứu viết: “Các kết quả ủng hộ việc đeo khẩu trang nơi công cộng để ngăn chặn sự lây lan virus corona. Với tỷ lệ tử vong do virus corona gây nên thấp ở các nước châu Á, nơi việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng đã phổ biến vào thời điểm bắt đầu bùng phát”.
Thiếu bằng chứng dẫn đến lơ là không thực hiện
Trên Twitter, giáo sư về khoa học sức khỏe Trisha Greenhalgh tại Đại học Oxford đã chỉ trích, do thiếu bằng chứng về hiệu quả của khẩu trang nên ở nhiều nước đã có sự lơ là không thực hiện. Bà viết “một loại thuốc hay vaccine mới có khi có các tác động phụ còn tồi tệ hơn bản thân căn bệnh. Do đó cần có các thực nghiệm thích hợp để chứng minh sự tương quan giữa lợi và bất lợi, trước khi đưa vào áp dụng”. Những người chỉ trích cũng đòi áp dụng một cách quá đáng đối với quy định này. “Một mảnh vải úp lên mặt không thể gây ra những nguy cơ như một loại thuốc hoặc vaccine”, bà viết. Việc buông lơi, không làm gì cả nhiều khi gây tổn hại lớn hơn nhiều.
Các tác giả nghiên cứu này cho hay “hầu hết các nước đều khuyến cáo nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng đông người”. Vấn đề hiện nay các nước không còn có quan niệm khác nhau đối với khẩu trang mà chủ yếu ở khâu thực hiện.
Xuân Hoài lược dịch
Nguồn: Corona-Pandemie: Wie schnelle Einführung der Maskenpflicht Tote verhindert hat – DER SPIEGEL