Cơn cuồng chứng khoán ở Việt Nam
Cơn "sốt" chứng khoán ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của khá nhiều báo nước ngoài. Chúng tôi xin giới thiệu bài đăng trên tạp chí Time ngày 22/2 vừa rồi.
Tối thứ Sáu, quán cà phê internet trong một ngõ hẹp của Hà Nội ầm ĩ tiếng tròVõ lâm truyền kỳ. Nhưng Trung, kỹ sư 26 tuổi, đến quán để lao vào cuộc đấu khác. Đăng nhập vào một chat room chứng khoán, Trung cùng cộng đồng khoảng 1.000 thành viên, với những biệt danh kiểu “warrnbuffet74”, “wallstreethanoi”…, đang tìm kiếm những cuộc mua bán nóng trong ngày.
“Tôi bán 13.000 cổ phần của Cavico E” – một massage thông báo. “31.000 đồng/cổ. Liên hệ: Mạnh”. Một massage tiếp theo: “Ối tiếc quá. Tôi vừa mua 32. Giá gặp cậu từ trước”. Trung (yêu cầu không nêu đầy đủ tên) cười thầm và lắc đầu: “Có thể chỉ là một người dùng 2 nickname để đẩy giá lên”. Trung biết rõ “chiêu” này vì đã từng dùng nó. Là kỹ sư nhà máy nước, anh chỉ kiếm được 300USD/tháng. Song năm ngoái, sau khi thế chấp nhà của cha mẹ để làm vốn, anh đã kiếm được 20.000 USD từ buôn bán cổ phiếu trên mạng. “Nếu khôn”, Trung nói, “anh có thể tăng gấp năm số tiền của mình chỉ trong vài tháng”.
Kế hoạch sinh lời của Trung chẳng có gì lạ – tất cả những người Việt Nam trong cơn sốt chứng khoán đều như vậy – lạ là ở nơi anh kiếm tiền. Trong khi sàn chứng khoán chính thức non trẻ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang sôi động, Trung và những “tay mơ” khác lại đầu tư ở nơi còn khó khăn hơn: anh chỉ buôn bán trên “sàn không chính thức” là các website và chat room, nơi thường xuyên có hàng nghìn nhà đầu tư khác trao đổi cổ phần của các công ty đã cổ phần hóa một phần. Những người chơi gọi đó là chợ OTC (over-the-counter). Nhưng không giống sàn OTC ở bất kỳ đâu, những tay môi giới ở đây không có giấy phép và hiển nhiên không bị giám sát. Các cuộc mua bán diễn ra trong quán cà phê, trả tiền mặt lấy giấy cổ phần. “Đó là miền Tây hoang dã”, Noritaka Akamatsu, Chuyên gia Trưởng về Kinh tế Tài chính của Ngân hàng Thế giới ở Hà Nội nói.
Không ai rõ quy mô của “chợ đen” này. Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn – công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam – ước tính có ít nhất 500.000 (gấp 5 lần số tài khoản đăng ký tại hai sàn chính thức) người đang giao dịch trên hơn chục website cá nhân và diễn đàn trực tuyến như “Mua rẻ” (www.muare.vn), Sanotc.com. Website Sanotc.com mới lập tháng 7 năm ngoái, giờ đã có 18.000 thành viên và hiện mỗi ngày có thêm 300 thành viên đăng ký. “Trước đây, người ta phải đến sàn giao dịch, nhưng mọi người thấy quy trình của chúng tôi nhanh và tiện hơn”, Hoàng Minh Sơn, người đồng sáng lập website này cho biết.
Mấy năm trước thì website như Sanotc.com không thể tồn tại, vì lấy đâu cổ phiếu mà buôn bán. Những công ty chủ chốt ở Việt Nam đều hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng khi một phần tài sản nhà nước được đưa ra thị trường tự do, cổ phần của khoảng 3.600 công ty cổ phần hóa được chia cho nhân viên, nhà quản lý và người ngoài, họ lần lượt bán chúng qua internet, “tuồn” cho người nhà, bạn bè hay người quen. Sau khi thỏa thuận, bất kể ở trên mạng hay quán cà phê, người mua sẽ nhận trực tiếp lấy giấy tờ sở hữu cổ phần, rồi cả người mua và người bán tới trụ sở công ty để đăng ký sang tên. Cũng có khi không cần sang tên: người bán chỉ viết một giấy biên nhận là xong.
Về mặt pháp lý, kiểu mua bán đó rõ ràng nguy hiểm – không chỉ bởi nó tiềm ẩn gian lận và trộm cắp. Đến giờ những công ty chưa niêm yết vẫn không buộc phải công bố báo cáo tài chính, song những người chơi cổ phiếu đã có những cách riêng để tìm hiểu công ty. Mặc dù một số website có thông tin theo dõi giá những cổ phiếu phổ thông, song không có những số liệu thị trường đáng tin cậy. Điều đó có nghĩa là hầu như không thể xác định giá cổ phiếu có thật hợp lý. Người mới chơi chứng khoán chủ yếu dựa vào thông tin “vỉa hè” và mù quáng trông đợi cổ phiếu nào đã tăng thì sẽ tiếp tục tăng. “Về cơ bản, việc nghiên cứu cổ phiếu đều theo kiểu: vợ thằng em họ của chú của ông tao bảo mua được lắm”, Mike Temple, Giám đốc chi nhánh bảo hiểm của công ty đầu tư chứng khoán Dragon Capital ở TP Hồ Chí Minh nói.
Bất chấp nguy hiểm, “chợ đen” chứng khoán đã náo nhiệt lại được kích động thêm nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh, bầu không khí lạc quan sau khi gia nhập WTO và cả sự tăng tốc nhanh chóng của thị trường chứng khoán chính thức. Năm ngoái, chỉ số VNIndex (theo dõi trị giá của tất cả các công ty Việt Nam đã niêm yết) tăng 144% và đầu năm đến nay lại tăng thêm 44% nữa. Tuy nhiên thị trường chính thức lại nhỏ và khó giao dịch. Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh mới chỉ có 109 công ty niêm yết, tăng thêm 30 công ty so với năm ngoái và không đủ cổ phần để thỏa mãn cơn cuồng chứng khoán đang tăng lên. Chị Nguyễn Vinh, 36 tuổi, kế toán viên, nói vì không thể mua nổi cổ phần của các công ty đã niêm yết nên quay sang “chợ đen”. Được chị gái kể, bạn của chị quen một người trong đám cưới đang muốn bán cổ phần công ty PTSC – công chưa niêm yết chuyên cung bấp thiết bị và dịch vụ cho ngành dầu khí – Vinh nhờ giới thiệu và mua được 1.000 cổ phần với giá 7.600 USD. Ba tuần sau, Vinh lãi 30% sau khi bán cho một người trả lời quảng cáo của chị trên Sanotc.com. Hiện Vinh lại đang tìm mua cổ phiếu khác. “Có thể giá bong bóng, nhưng tôi không sợ”, Vinh nói.
Vinh có thể không sợ, song các nhà quản lý đang quan ngại. Chính phủ đã đưa ra những biện pháp an toàn nhằm tăng cường tính minh bạch và kiềm chế thị trường chứng khoán phát triển quá độ. Theo đó, những công ty có cổ phần giao dịch mà chưa niêm yết sẽ phải công bố báo cáo tài chính hằng năm với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và việc chuyển nhượng cổ phiếu phiếu sẽ phải đăng ký. Song ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thừa nhận không đủ nhân lực để giám sát. Ủy ban chỉ có 10 thanh tra mà phải phụ trách 198 công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán chính thức cùng hàng nghìn công ty chưa niêm yết.
Với Trung, anh vẫn lao vào cơn sốt chứng khoán. Anh cũng mong thị trường không chính thống này cuối cùng cũng sẽ đi vào khuôn khổ để ngăn chặn sự tháo lui điên cuồng. Ví dụ, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh giới hạn biên độ giao dịch là 5% trong một ngày nhằm kìm hãm sự thay đổi đột ngột. Cổ phần ở thị trường OTC có thể tăng gấp đôi sau một phiên giao dịch. “Không có luật lệ nào trên thị trường OTC”, Trung nói, “nên bạn có thể lãi kinh khủng”. Dường như cơn sốt của đám đông vẫn tiếp diễn.
“Tôi bán 13.000 cổ phần của Cavico E” – một massage thông báo. “31.000 đồng/cổ. Liên hệ: Mạnh”. Một massage tiếp theo: “Ối tiếc quá. Tôi vừa mua 32. Giá gặp cậu từ trước”. Trung (yêu cầu không nêu đầy đủ tên) cười thầm và lắc đầu: “Có thể chỉ là một người dùng 2 nickname để đẩy giá lên”. Trung biết rõ “chiêu” này vì đã từng dùng nó. Là kỹ sư nhà máy nước, anh chỉ kiếm được 300USD/tháng. Song năm ngoái, sau khi thế chấp nhà của cha mẹ để làm vốn, anh đã kiếm được 20.000 USD từ buôn bán cổ phiếu trên mạng. “Nếu khôn”, Trung nói, “anh có thể tăng gấp năm số tiền của mình chỉ trong vài tháng”.
Kế hoạch sinh lời của Trung chẳng có gì lạ – tất cả những người Việt Nam trong cơn sốt chứng khoán đều như vậy – lạ là ở nơi anh kiếm tiền. Trong khi sàn chứng khoán chính thức non trẻ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang sôi động, Trung và những “tay mơ” khác lại đầu tư ở nơi còn khó khăn hơn: anh chỉ buôn bán trên “sàn không chính thức” là các website và chat room, nơi thường xuyên có hàng nghìn nhà đầu tư khác trao đổi cổ phần của các công ty đã cổ phần hóa một phần. Những người chơi gọi đó là chợ OTC (over-the-counter). Nhưng không giống sàn OTC ở bất kỳ đâu, những tay môi giới ở đây không có giấy phép và hiển nhiên không bị giám sát. Các cuộc mua bán diễn ra trong quán cà phê, trả tiền mặt lấy giấy cổ phần. “Đó là miền Tây hoang dã”, Noritaka Akamatsu, Chuyên gia Trưởng về Kinh tế Tài chính của Ngân hàng Thế giới ở Hà Nội nói.
Không ai rõ quy mô của “chợ đen” này. Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn – công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam – ước tính có ít nhất 500.000 (gấp 5 lần số tài khoản đăng ký tại hai sàn chính thức) người đang giao dịch trên hơn chục website cá nhân và diễn đàn trực tuyến như “Mua rẻ” (www.muare.vn), Sanotc.com. Website Sanotc.com mới lập tháng 7 năm ngoái, giờ đã có 18.000 thành viên và hiện mỗi ngày có thêm 300 thành viên đăng ký. “Trước đây, người ta phải đến sàn giao dịch, nhưng mọi người thấy quy trình của chúng tôi nhanh và tiện hơn”, Hoàng Minh Sơn, người đồng sáng lập website này cho biết.
Mấy năm trước thì website như Sanotc.com không thể tồn tại, vì lấy đâu cổ phiếu mà buôn bán. Những công ty chủ chốt ở Việt Nam đều hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng khi một phần tài sản nhà nước được đưa ra thị trường tự do, cổ phần của khoảng 3.600 công ty cổ phần hóa được chia cho nhân viên, nhà quản lý và người ngoài, họ lần lượt bán chúng qua internet, “tuồn” cho người nhà, bạn bè hay người quen. Sau khi thỏa thuận, bất kể ở trên mạng hay quán cà phê, người mua sẽ nhận trực tiếp lấy giấy tờ sở hữu cổ phần, rồi cả người mua và người bán tới trụ sở công ty để đăng ký sang tên. Cũng có khi không cần sang tên: người bán chỉ viết một giấy biên nhận là xong.
Về mặt pháp lý, kiểu mua bán đó rõ ràng nguy hiểm – không chỉ bởi nó tiềm ẩn gian lận và trộm cắp. Đến giờ những công ty chưa niêm yết vẫn không buộc phải công bố báo cáo tài chính, song những người chơi cổ phiếu đã có những cách riêng để tìm hiểu công ty. Mặc dù một số website có thông tin theo dõi giá những cổ phiếu phổ thông, song không có những số liệu thị trường đáng tin cậy. Điều đó có nghĩa là hầu như không thể xác định giá cổ phiếu có thật hợp lý. Người mới chơi chứng khoán chủ yếu dựa vào thông tin “vỉa hè” và mù quáng trông đợi cổ phiếu nào đã tăng thì sẽ tiếp tục tăng. “Về cơ bản, việc nghiên cứu cổ phiếu đều theo kiểu: vợ thằng em họ của chú của ông tao bảo mua được lắm”, Mike Temple, Giám đốc chi nhánh bảo hiểm của công ty đầu tư chứng khoán Dragon Capital ở TP Hồ Chí Minh nói.
Bất chấp nguy hiểm, “chợ đen” chứng khoán đã náo nhiệt lại được kích động thêm nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh, bầu không khí lạc quan sau khi gia nhập WTO và cả sự tăng tốc nhanh chóng của thị trường chứng khoán chính thức. Năm ngoái, chỉ số VNIndex (theo dõi trị giá của tất cả các công ty Việt Nam đã niêm yết) tăng 144% và đầu năm đến nay lại tăng thêm 44% nữa. Tuy nhiên thị trường chính thức lại nhỏ và khó giao dịch. Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh mới chỉ có 109 công ty niêm yết, tăng thêm 30 công ty so với năm ngoái và không đủ cổ phần để thỏa mãn cơn cuồng chứng khoán đang tăng lên. Chị Nguyễn Vinh, 36 tuổi, kế toán viên, nói vì không thể mua nổi cổ phần của các công ty đã niêm yết nên quay sang “chợ đen”. Được chị gái kể, bạn của chị quen một người trong đám cưới đang muốn bán cổ phần công ty PTSC – công chưa niêm yết chuyên cung bấp thiết bị và dịch vụ cho ngành dầu khí – Vinh nhờ giới thiệu và mua được 1.000 cổ phần với giá 7.600 USD. Ba tuần sau, Vinh lãi 30% sau khi bán cho một người trả lời quảng cáo của chị trên Sanotc.com. Hiện Vinh lại đang tìm mua cổ phiếu khác. “Có thể giá bong bóng, nhưng tôi không sợ”, Vinh nói.
Vinh có thể không sợ, song các nhà quản lý đang quan ngại. Chính phủ đã đưa ra những biện pháp an toàn nhằm tăng cường tính minh bạch và kiềm chế thị trường chứng khoán phát triển quá độ. Theo đó, những công ty có cổ phần giao dịch mà chưa niêm yết sẽ phải công bố báo cáo tài chính hằng năm với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và việc chuyển nhượng cổ phiếu phiếu sẽ phải đăng ký. Song ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thừa nhận không đủ nhân lực để giám sát. Ủy ban chỉ có 10 thanh tra mà phải phụ trách 198 công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán chính thức cùng hàng nghìn công ty chưa niêm yết.
Với Trung, anh vẫn lao vào cơn sốt chứng khoán. Anh cũng mong thị trường không chính thống này cuối cùng cũng sẽ đi vào khuôn khổ để ngăn chặn sự tháo lui điên cuồng. Ví dụ, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh giới hạn biên độ giao dịch là 5% trong một ngày nhằm kìm hãm sự thay đổi đột ngột. Cổ phần ở thị trường OTC có thể tăng gấp đôi sau một phiên giao dịch. “Không có luật lệ nào trên thị trường OTC”, Trung nói, “nên bạn có thể lãi kinh khủng”. Dường như cơn sốt của đám đông vẫn tiếp diễn.
Trần Anh dịch
(Visited 2 times, 1 visits today)