Công nghệ dò từ xa các virus trên nhiều loại bề mặt

Các nhà nghiên cứu trường đại học Seville đã phát triển và sáng chế ra một mẫu thử có thể dò được nhiều loại virus từ xa, trong đó có SARS-CoV-2) có trên các bề mặt, phân tích các hình ảnh được chụp từ nhiều bước sóng khác nhau – hình ảnh siêu phổ - một kỹ thuật phổ biến trong vật lý thiên văn.

Các nhà thiên văn học từ Calar Alto và IAA-CSIC đã tham gia vào việc khử và phân tích phổ. Nghiên cứu này hiện đang thử nghiệm với các mẫu lấy từ người nhiễm coronavirus.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha, cụ thể là Andalusia, đã thiết kế một kỹ thuật quang học mới cho phép họ phát hiện được sự hiện diện của virus trong các giọt chất lỏng hoặc những mảng bề mặt khô. Công trình này do giáo sư vật lý ứng dụng Emilio Gómez-González tại trường Kỹ thuật ETS, trường đại học Seville, dẫn dắt. Nghiên cứu do Viện Sức khỏe Carlos III tài trợ này đã thu được một sáng chế có khả năng phân tích đồng thời nhiều loại mẫu mà không cần phải chạm vào virus hoặc sử dụng thêm các chất thử.

Kỹ thuật mới được dựa trên phương pháp xếp chồng hình ảnh siêu phổ, những hình ảnh được tạo ra tại nhiều bước sóng khác nhau trong phạm vi nhìn thấy và cận hồng ngoại1, sau đó là xử lý chúng bằng các thuật toán thống kê tiên tiến và trí tuệ nhân tạo. Nó được ứng dụng cho hai dạng virus tổng hợp, thường được lấy như các mô hình cho SARS-CoV-2 (các lentivirus – một chi của retrovirus gây bệnh mãn tính và nguy hiểm đặc trưng với thời gian ủ bệnh dài, trong con người và các loài động vật có vú khác, và các virus corona) trong hai dạng chất lỏng (dung dịch muối và nước bọt nhân tạo). Kết quả của công trình được đăng tải trên Scientific Reports “Hyperspectral image processing for the identification and quantification of lentiviral particles in fluid samples” (Xử lý hình ảnh siêu phổ để nhận diện và định lượng các hạt lentivirus trong các mẫu chất lỏng) 2

Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục thử nghiệm kỹ thuật này trên các mẫu thử lấy từ người nhiễm SARS-CoV-2.

Phương pháp này dựa trên kỹ thuật hình ảnh siêu phổ, gàn đây được sử dụng để dò các mầm bệnh, chủ yếu là vi khuẩn và nấm trong sinh học và nông nghiệp. Tuy vậy vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để phát triển và mở rộng khả năng ứng dụng công nghệ này trong lĩnh vực sức khỏe, như dò các virus thông qua một quá trình phức hợp và đổi mới sáng tạo. Để làm được điều này, hệ thống ghi hình ảnh của các mẫu cần được sắp xếp trong một ma trận và xác định chính xác vị trí cũng nồng độ của virus.

Thanh Phương tổng hợp

Nguồnhttps://phys.org/news/2021-08-remote-viruses-surfaces.html

——

1. https://phys.org/tags/hyperspectral+imaging/

2.https://www.nature.com/articles/s41598-021-95756-3

 

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)