Dành quyền bầu cử cho những người chưa sinh?

Để giữ một sự cân bằng ổn định của hành tinh, có lẽ cần phải tính đến các lá phiếu của tất cả người dân, và đặc biệt là nguyện vọng hợp lý của các thế hệ tương lai.

Mọi chính phủ đều phải đứng trước các lựa chọn giữa tiêu dùng ngày hôm nay hay đầu tư cho tương lai. Hay nói cách khác là phải đưa ra quyết định giữa dân số hiện tại (những người bầu cử) và các thế hệ tương lai (không bầu, vì chưa ra đời). Các chính phủ có thể sống như những người dân thường, cũng có thể vay mượn; tuy nhiên, nếu một cá nhân vay mượn, thì chính anh ta chứ không ai khác sẽ phải trả theo một kỳ hạn nhất định, trong khi nếu một chính phủ vay mượn, thì chính phủ đó thường không phải trả ngay mà là các chính phủ kế tiếp phải trả. Cách thông thường nhất là chính phủ cắt giảm thuế và phát hành trái phiếu. Làm như vậy nghĩa là đã lấy gánh nặng của thế hệ hiện tại để chất lên vai của các thế hệ tương lai, những người sẽ phải trả nợ mà gần như không hề được hưởng lợi các khoản vay quá khứ.

 
Bác sỹ: Đó sẽ là một người bỏ phiếu trắng.
Người mẹ: Tôi biết rồi, thưa bác sỹ.

Hiển nhiên là không thể trưng cầu dân ý của những người chưa sinh, vậy chính phủ làm sao có thể tính toán đến lợi ích của các thế hệ tương lai. Đó là cách lẩn tránh vấn đề của các nhà làm chính sách. Nhưng đó không phải là cách của các nhà toán học. Trong toán học, người ta có thể tính đến “lợi ích” (hay nói cách khác là nguyện vọng) của những người sẽ sống trong n năm trong các tính toán toán học, với một hệ số 1/(1+r)n, trong đó r là lãi suất. Nhưng như thế có nghĩa là đã quên đi bản chất của vấn đề: đúng là một đồng trong n năm sẽ có giá trị thấp hơn một đồng ngày nay, nhưng tại sao nguyện vọng của các thế hệ tương lai lại có giá thấp hơn nguyện vọng của thế hệ ngày hôm nay? Đó là điều không thể chấp trên cả phương diện lý thuyết thuần túy lẫn thực tế chính sách xã hội: cần phải coi tất cả các thế hệ như nhau.
Dĩ nhiên, sự lựa chọn tỉ lệ chiết khấu ảnh hưởng lớn đến chính sách tối ưu. Liên quan đến sự khai thác các nguồn lực tự nhiên, tái sinh hay không tái sinh, sự lựa chọn hệ số 1/(1+r)n, trong đó r là lãi suất thị trường, có lợi rất lớn cho thế hệ hiện tại, và dẫn đến các lựa chọn không thể chấp nhận. Vì thế, các nhà kinh tế học người Canada C. H. Ainsworth và U. R. Sumaila đã thực hiện lại các phép tính với các hệ số cập nhật, dành cho các thế hệ tương lai nhiều quan tâm hơn. Xuất phát từ một dân số N, họ coi vào năm n sẽ xuất hiện G các thế hệ mới (G/N như vậy là tỉ lệ tái tạo), và đánh giá các kết quả tương lai bằng cách sử dụng lãi suất thị trường r. Tính toán của họ được thêm vào tính toán tổng thể, với một hệ số bình chỉnh 1/(1+R)n, trong đó R = r và nếu đặt r = G/N, thì điều này ứng với một tỉ lệ cập nhật (1+ng)/(1+r)n thay vì 1/(1+r)n. Đối với các giá trị hợp lý của R, họ nhận thấy rằng vẫn đạt được chính sách tối ưu mà không coi nhẹ nguyện vọng của các thế hệ tương lai.
Một chính phủ tính đến nguyện vọng của không chỉ những người đi bầu ra mình, mà cả những người không đi bầu bởi vì chưa đủ 18 tuổi hoặc bởi vì chưa ra đời là một chính phủ tối ưu được tất cả mọi người yêu thích. Nhưng đó không phải là diễn văn mà người ta có thể thường xuyên được nghe trong các chiến dịch tranh cử !

BẠCH DƯƠNG
Theo Pour La Science số 352

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)