Điều hòa nhiệt độ trong một khí hậu biến đổi: Phân chia giàu – nghèo gia tăng

Khi khí hậu trái đất ấm lên, cư dân ở các quốc gia giàu có sẽ tìm kiếm một số cách giải quyết vấn đề này, ví dụ như điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên người sống ở quốc gia thu nhập trung bình và thấp có thể phải trả nhiều tiền điện hơn hoặc không có cách nào làm mát được, theo một nghiên cứu có các tác giả ở trường ĐH California, Berkeley.

Nghiên cứu này xuất bản trên Nature 1 đem lại một cái nhìn mới về cách biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm khoảng cách toàn cầu giữa các quốc gia giàu và nghèo. Ngay cả khi các mức nhiệt độ tăng lên, việc tiêu thụ điện ở Mĩ có thể chỉ gia tăng không đáng kể vào cuối thế kỷ này nhưng ở một số quốc gia nghèo thì nhu cầu điện gia tăng một cách đáng kể khi các cư dân tìm cách làm mát với điều hòa, thậm chí có những người quá nghèo đến mức điều hòa là ước mơ không thể với tới.

Các mô hình trước đây, dựa trên cơ sở các giả định và dữ liệu giới hạn, dự đoán là việc gia tăng nhiệt độ có thể làm tăng những chi phí đầu tư mới đáng kể  – “chi phí carbon xã hội” – khắp toàn cầu. Tuy nhiên các mô hình này lại có thiếu sót vì chúng chỉ được đặt trên các điều kiện của những quốc gia giàu, tác giả chính Solomon Hsiang, đồng giám đốc Phòng thí nghiệm Tác động khí hậu và giáo sư chính sách công tại UC Berkeley, nói.

“Những phân tích trước đây không có dữ liệu sử dụng năng lượng ở thế giới đang phát triển, nơi hàng tỉ người sống trong nghèo đói và thiếu điện”, Hsiang nói. “Các nghiên cứu đơn giản giả định con người ở khắp mọi nơi hành xử tương tự ở Mĩ hay Anh. Nhưng các kết luận của họ chính xác là lạc hậu. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy người dân ở nước giàu có thể bảo vệ chính minh khỏi tác động của khí hậu ấm lên nhưng thế giới nghèo thì không được như vậy”.

Ashwin Rode, giám đốc khoa học tại Viện nghiên cứu chính sách năng lượng của trường đại học Chicago và là một thành viên của Phòng thi nghiệm Tác động khí hậu, minh họa luận điểm này với dữ liệu chính xác: ‘Trong khi một số hình thức của điều hòa nhiệt độ hiển hiện trong 90% ngôi nhà Mĩ”, điều này chỉ là 5% nhà ở Ấn Độ. Vì biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các trận sóng nhiệt ngày một trở nên khốc liệt hơn và thường xuyên hơn trong các thập kỷ tương lai, dữ liệu này cho thấy điện năng để phục vụ công nghệ làm lạnh giống như quạt hoặc điều hòa nhiệt độ, vẫn còn ngoài tầm với của hơn một nửa dân số thế giới”.

Phòng thi nghiệm Tác động khí hậu là một sáng kiến chung với hơn 30 nhà nghiên cứu từ Nhóm Rhodium, Viện nghiên cứu Khoa học Trái đất, đại dương, khí quyển trường đại học Rutgers; trường Khoa học và quản lý môi trường Bren ĐH California, Santa Barbara, trường đại học Delaware, Princeton, Chicago, UC Berkeley và Phúc Đán (Trung Quốc).

 Một dự án lớn cho phòng thí nghiệm này là đo đạc chi phí carbon xã hội bằng việc sử dụng các thống kê kinh tế và phân tích dữ liệu lớn, vốn có quyền lực hơn bất cứ công cụ nào từng sử dụng trong lĩnh vực này. Phân tích của việc sử dụng năng lượng chờ đợi và các chi phí là xuất bản đầu tiên trong loạt nghiên cứu thuộc dự án này, vốn tìm kiếm các chi phí carbon xã hội khác phản ánh trong nông nghiệp, sức khỏe, lao động, nước biển dâng và các lĩnh vực khác.

Ngiên cứu như thế này được hi vọng có tác động đáng kể lên các nhà lãnh đạo trên toàn cầu làm việc để phát triển các chính sách giới hạn tác động của biến đổi khí hậu lên con người. Đầu năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ban hành lệnh đánh giá các rủi ro kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra và giải quyết những vấn đề bất bình đẳng của những biến đổi môi trường, bao gồm cả các chủ đề  của nghiên cứu này.

“Hi vọng của chúng tôi là khoa học do dữ liệu dẫn dắt sẽ hữu dụng để thiết kế các chính sách về biến đổi khí hậu tại Mĩ và quốc tế”, Hsiang giải thích.

Trong hình thức cơ bản của mình, chi phí carbon xã hội là cách làm lý tưởng nhất để nhìn vào tác động của con người lên mỗi tấn carbon dioxide làm nóng khí hậu và những khí nhà kính khác được tung vào bầu khí quyển.

Nhìn qua lăng kính toàn cầu, những con số trong nghiên cứu mới dường như có cả những tin tốt:

Với mỗi tấn carbon dioxide phát thải vào khí quyển thì chi phí năng lượng hàng năm trên một thế giới đang nóng lên sẽ giảm từ 1 đô la đến 3 đô la. Các tác giả kết luận rằng thế giới thải ra hơn 30 tỷ tấn carbon dioxide vào khí quyển mỗi năm, và con số đó tiết kiệm tới 0,17% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới.

Nhưng những con số này che giấu sự chênh lệch quan trọng giữa các quốc gia giàu có ở các vùng ôn đới và các quốc gia nghèo gần xích đạo. Tác động của biến đổi khí hậu đối với việc sử dụng điện có thể nhẹ đối với một số người nhưng lại nghiêm trọng đối với những người khác.

Nghiên cứu cho thấy nhu cầu về điện ở Mỹ có thể tăng khiêm tốn 2,7% vào năm 2099. Nhưng ở Indonesia, con số này có thể tăng gần 100% vào cuối thế kỷ và ở Ấn Độ là 145%. Ở châu Phi, nhu cầu của Ethiopia sẽ tăng lên gấp ba, trong khi ở Nigeria sẽ tăng gần 2.100%.

Dù ở các quốc gia mới nổi như Ấn Độ, Nigeria và Mexico, nhiều người có thể sử dụng điều hòa nhiệt độ hơn trước nhưng nhu cầu này sẽ đặt ra những thách thức đối với lưới điện và đối với các nhà hoạch định chính sách, những người phải lập kế hoạch và duy trì cơ sở hạ tầng năng lượng.

Những phát hiện mới này cho thấy “vai trò quan trọng của phát triển kinh tế trong việc định hình các mẫu hình tiêu thụ năng lượng ứng phó với biến đổi khí hậu”. Các tác giả kết luận “Chúng tôi nhận thấy, trong những thập kỷ tới, phần lớn thế giới vẫn còn quá nghèo để có thể dành tiền cho các công nghệ làm mát tiêu tốn nhiều năng lượng”.

Anh Vũ tổng hợp

Nguồnhttps://phys.org/news/2021-10-air-conditioning-climate-rich-poor.html

https://news.berkeley.edu/2021/10/13/air-conditioning-in-a-changing-climate-a-growing-rich-poor-divide/#:~:text=Air%20conditioning%20in%20a%20changing%20climate%3A%20a%20growing%20rich%2Dpoor%20divide,-By%20Edward%20Lempinen&text=But%20in%20some%20emerging%20countries,inaccessible%20dream%2C%20the%20researchers%20found.

—————————–

1. https://www.nature.com/articles/s41586-021-03883-8

 

Tác giả

(Visited 4 times, 1 visits today)