Giá lương thực tăng và bất ổn trên thế giới
"Thế giới đang hướng về một thời kì dài bất ổn và nguy cơ những cuộc xung đột do lương thực tăng giá và khan hiếm đang hiện rõ. Chúng ta đang tới gần một giai đoạn khủng hoảng lâu dài và những xung đột cũng như làn sóng bất ổn ở cấp khu vực sẽ trở nên không kiểm soát nổi. Trước đây đã có tới 854 triệu người luôn trong tình trạng thiếu lương thực, và ngày nay khi giá lương thực tăng cao số người này sẽ còn nhiều hơn nữa. Đó thực sự là một cuộc tàn sát được báo trước" – Mới đây, Jean Ziegler báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề lương thực đã tuyên bố như vậy.
Đây không phải là lời cảnh báo phóng đại, mà là một nguy cơ thực tế bởi đã xảy ra các cuộc biểu tình, bạo loạn vì thiếu hụt lương thực tại một số nước. Tại Haiti, việc tăng giá và thiếu hụt lương thực trầm trọng dẫn tới làn sóng bạo lực khiến 5 người chết và 20 người bị thương đã làm cho Thủ tướng Jacques Edouard Alexis phải từ chức. Ngân hàng Thế giới ngay lập tức chi 10 triệu USD, đồng thời gửi chuyên gia tới để giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực. Vừa qua Tổng thống Haiti René Préval cũng thông báo giảm giá gạo để tránh lặp lại làn sóng bạo lực.
Sự kiện trên một lần nữa nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lương thực đang tác động lên các quốc gia nghèo. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Strauss Kahn dự kiến việc tiếp tục tăng giá lương thực sẽ còn gây ra những hậu quả khủng khiếp, vì “như chúng ta đã từng có bài học trong quá khứ, tình trạng này có thể kết thúc bằng xung đột và chiến tranh”.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tính đến tháng 2/2008, giá lúa mỳ trên thế giới đã tăng 181% so với trước đây 36 tháng còn giá lương thực nói chung tăng 83%. Việc tăng giá một cách khủng khiếp này dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình ở Ai Cập, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Mauritani, Ethiopia, Madagascar, Philippines Indonesia… Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, có ít nhất 33 quốc gia trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bất ổn chính trị- xã hội do giá lương thực tăng cao. Tại nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới là Philippines, quân đội đã phải giám sát việc cung cấp gạo tại các khu vực nghèo của Thủ đô Manila, “bất cứ ai bị phát hiện ăn cắp gạo sẽ bị tống giam”, Tổng thống Gloria Arryo tuyên bố.
Vấn đề giá lương thực sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị tài chính của nhóm G8 diễn ra vào tháng 6 tới tại Nhật Bản. “Nhưng thẳng thẳn mà nói, chúng ta không thể đợi tới lúc đó” – Robert Zoellick, Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu. Robert Zoellick đã yêu cầu các quốc gia giàu cần cung cấp ngay lập tức ít nhất 500 triệu USD mà Chương trình lương thực thế giới đang cần để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. Ngân hàng Thế giới dự tính cần tăng gấp đôi số tiền để các quốc gia châu Phi có thể ứng phó với vấn đề khủng hoảng lương thực hiện thời, tức khoảng 800 triệu USD.
Không chỉ cư dân nghèo vùng sâu vùng xa mà cả cư dân đô thị cũng là nạn nhân của thiếu hụt lương thực và tăng giá lương thực. Đây là thách thức mà LHQ và các tổ chức cứu trợ quốc tế từ trước tới nay chưa dự liệu. Ví dụ, ở Pakistan có tới 1/3 trong tổng số 56 triệu dân cư thành thị đang trong tình trạng thiếu lương thực – điều này gây ra không ít khó khăn cho các tổ chức trợ giúp lương thực vì không nhiều kinh nghiệm hoạt động trong các khu vực này.
Cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac, nay là Chủ tịch của một quỹ mang tên ông (Quỹ JC Vì phát triển bền vững và đối thoại văn hoá) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác giải quyết vấn đề tăng giá lương thực. Theo đó, cộng đồng quốc tế cần được huy động cho 3 mục tiêu cụ thể sau:
– Trước tiên để giải quyết vấn đề khẩn cấp, Hội đồng Bảo an LHQ phải đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh những bất ổn tại các quốc gia đang bị đe doạ nhiều nhất bởi vấn đề này.
– Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ cần giải ngân khoản tài trợ khẩn cấp cho chương trình lương thực thế giới để trợ giúp các nước đang bị tác động nhiều nhất.
– Để giải quyết vấn đề một cách nền tảng, cần đưa ra các biện pháp dài hạn thay thế các biện pháp mang tính tình thế. Cần phải có tính đột phá trong cách suy nghĩ và hành động đối với vấn đề phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
Sự kiện trên một lần nữa nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lương thực đang tác động lên các quốc gia nghèo. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Strauss Kahn dự kiến việc tiếp tục tăng giá lương thực sẽ còn gây ra những hậu quả khủng khiếp, vì “như chúng ta đã từng có bài học trong quá khứ, tình trạng này có thể kết thúc bằng xung đột và chiến tranh”.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tính đến tháng 2/2008, giá lúa mỳ trên thế giới đã tăng 181% so với trước đây 36 tháng còn giá lương thực nói chung tăng 83%. Việc tăng giá một cách khủng khiếp này dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình ở Ai Cập, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Mauritani, Ethiopia, Madagascar, Philippines Indonesia… Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, có ít nhất 33 quốc gia trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bất ổn chính trị- xã hội do giá lương thực tăng cao. Tại nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới là Philippines, quân đội đã phải giám sát việc cung cấp gạo tại các khu vực nghèo của Thủ đô Manila, “bất cứ ai bị phát hiện ăn cắp gạo sẽ bị tống giam”, Tổng thống Gloria Arryo tuyên bố.
Vấn đề giá lương thực sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị tài chính của nhóm G8 diễn ra vào tháng 6 tới tại Nhật Bản. “Nhưng thẳng thẳn mà nói, chúng ta không thể đợi tới lúc đó” – Robert Zoellick, Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu. Robert Zoellick đã yêu cầu các quốc gia giàu cần cung cấp ngay lập tức ít nhất 500 triệu USD mà Chương trình lương thực thế giới đang cần để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. Ngân hàng Thế giới dự tính cần tăng gấp đôi số tiền để các quốc gia châu Phi có thể ứng phó với vấn đề khủng hoảng lương thực hiện thời, tức khoảng 800 triệu USD.
Không chỉ cư dân nghèo vùng sâu vùng xa mà cả cư dân đô thị cũng là nạn nhân của thiếu hụt lương thực và tăng giá lương thực. Đây là thách thức mà LHQ và các tổ chức cứu trợ quốc tế từ trước tới nay chưa dự liệu. Ví dụ, ở Pakistan có tới 1/3 trong tổng số 56 triệu dân cư thành thị đang trong tình trạng thiếu lương thực – điều này gây ra không ít khó khăn cho các tổ chức trợ giúp lương thực vì không nhiều kinh nghiệm hoạt động trong các khu vực này.
Cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac, nay là Chủ tịch của một quỹ mang tên ông (Quỹ JC Vì phát triển bền vững và đối thoại văn hoá) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác giải quyết vấn đề tăng giá lương thực. Theo đó, cộng đồng quốc tế cần được huy động cho 3 mục tiêu cụ thể sau:
– Trước tiên để giải quyết vấn đề khẩn cấp, Hội đồng Bảo an LHQ phải đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh những bất ổn tại các quốc gia đang bị đe doạ nhiều nhất bởi vấn đề này.
– Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ cần giải ngân khoản tài trợ khẩn cấp cho chương trình lương thực thế giới để trợ giúp các nước đang bị tác động nhiều nhất.
– Để giải quyết vấn đề một cách nền tảng, cần đưa ra các biện pháp dài hạn thay thế các biện pháp mang tính tình thế. Cần phải có tính đột phá trong cách suy nghĩ và hành động đối với vấn đề phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
Trần Hy
(Visited 3 times, 1 visits today)