Giải mã ý thức: Một bài toán nan giải

Một cách thông thường ta hiểu ý thức như sau (theo từ điển Meriam Webster): Ý thức là khả năng hay trạng thái của một đối tượng nhận thức được mọi điều xảy ra trong chính đối tượng; là khả năng nhận thức mọi đối tượng, trạng thái, sự cố bên ngoài. Ý thức được đặc trưng bởi cảm giác, xúc cảm, mong muốn và suy nghĩ.

Hình 1. Con bạch tuộc có 1/3 số neuron nằm trong bộ não, phần còn lại nằm trên các xúc tu. Nếu bạch tuộc có ý thức thì ý thức nằm ở đâu?

Song vấn đề không phải đơn giản như vậy. David Chalmers đã liệt bài toán giải mã ý thức là một bài toán nan giải “hard problem” (1995, 1996).

Có phải chỉ có con người là có ý thức?

Chúng ta biết con người không những chia sẻ các cấu trúc giải phẫu (anatomy), sinh lý (physiology) và di truyền học (genetics) với các động vật khác mà còn các hệ thị giác, thính giác, ký ức và (cảm xúc (emotional) nữa. Có phải chỉ có con người mới có ý thức?

Đây là một bài toán khó –hard problem. Khó ngay từ định nghĩa của từ ý thức!

Một khía cạnh của vấn đề còn khó hơn: bằng cách nào những trải nghiệm chủ quan lại đột sinh từ sự hoạt động khách quan của não bộ? Bằng cách nào mà những neuron vật lý, với các liên kết hóa học và điện lại tạo ra được cảm giác đau đớn hay cảm giác xúc động khi ngắm một hoàng hôn hay khi nghe một tiếng kèn clarrinet?

Những câu hỏi này làm phân chia các nhà nghiên cứu ý thức thành hai nhóm.

Nhóm B: (triết gia Daniel C. Dennett) nhóm này bâng khuâng (agonize) trước bài toán và cho rằng đó là sự tồn tại của những “xác sống” (zombie) không khác gì chúng ta song không có ý thức. Những “xác sống” này là những động vật có khả năng thấy, nghe, ăn uống, giao phối song lại không có ý thức chủ quan nào! Nếu quả vậy thì ý thức là một khả năng đặc biệt được cộng vào (additional) vào bản thân chúng ta đã tiến hóa và chúng ta may mắn có được.

Nhóm A: phản đối sự tồn tại các “xác sống”  và cho bài toán khó đó (triết gia Patricia Churchland) có nội dung là ý thức hoặc là hoạt động của cơ thể và bộ não hoặc song hành với mọi yếu tố mà chúng ta chia sẻ với động vật.

Sự chịu đựng đau khổ (Suffering)

Khi tôi dẫm chân vào đuôi con mèo, tôi làm đau nó. Ta có thể thiết lập những cảm biến áp suất (pressure sensor) vào đuôi một con mèo robot và kích động một tiếng kêu nhưng ta chưa thể nói là robot cảm thấy đau đớn thông qua ý thức.

Một con tôm hùm sẽ phát lên một tiếng kêu thất thanh lớn khi bị luộc sống song đó chỉ có thể là do luồng không khí gây nên khi thoát khỏi vỏ tôm hùm. Điều này gây cảm giác như chúng đang chịu đau đớn!

Nhà sinh học Úc Brian Key cho rằng, những hiện tượng như vậy gây cảm giác con vật như chịu đựng đau đớn song không chứng minh được con vật thật sự cảm thấy đau đớn một cách có ý thức.

Ông ta cho rằng ý thức con người dựa trên khả năng khuếch đại tín hiệu (signal amplification) và tích hợp toàn cục (global integration) còn các động vật thì thiếu cấu trúc thần kinh để thực hiện các khả năng trên. Key bỏ qua những hoạt động sinh lý học đó nhằm cho rằng ý thức là của riêng con người.

Nhiều loại não bộ

Hình 2. Người ta đặt nhiều cảm biến quanh đầu để phát hiện những hoạt động của bộ não, song não bộ đã tạo nên trạng thái ý thức như thế nào vẫn còn là bí ẩn.

Nếu những suy nghĩ trên không dẫn chúng ta đến việc giải bài toán ta hãy sử dụng trực tiếp bộ não vậy. Có phải vì con người có bộ não lớn hay không? (Susan Greenfield- người Anh). Nếu như vậy loài voi chắc có  ý thức đầy đủ hơn chúng ta, người Dalmatians có ý thức nhiều hơn người Bắc Kinh? Có thể không phải kích thước mà là cấu tạo bộ não và các nhiệm vụ (function) thực hiện trong bộ não? Nhiều loài (kể cả cá, bò sát, côn trùng,…) đều có nhịp sinh lý (circadian) và hoạt động phản ứng mạnh. Như vậy có thể hỏi: chúng có ý thức?

Nhiều nhà nghiên cứu (Anil Seth) cho rằng ý thức phát sinh do tương tác giữa đồi thị (thalamus – trên vỏ não) và cortex, chất xám (gray matter) (trên bề mặt não)? Những “vòng thalamocortical” đó giúp tích hợp thông tin. Một số loài có vú có cấu trúc đó vậy theo Seth chúng có ý thức?

Có lẽ chúng ta cần nhiều giả thuyết hơn.

Chung ta có giả thuyết Lý thuyết không gian làm việc toàn cục (Global workspace theory – GWT) mà Bernard Baars và những người khác theo đuổi: bộ não được cấu trúc chung quanh một không gian làm việc gọi là workspace – đó là một vùng ký ức. Mọi nội dung tâm thức sẽ từ đó lan truyền đến các vùng không ý thức của bộ não. Và sự lan truyền toàn cục (global) đó đã làm nên ý thức.

Như vậy, các động vật sống ở đại dương như cá sao (starfish), nhím biển (sea urchins), sứa (jellyfish),  bạch tuộc (octupuses) đều không có ý thức.

Lý thuyết Thông tin tích hợp (Integrated information theory IIT) mà nhà khoa học thần kinh Giulio Tononi ở trường Đại học Wisconsin phát triển lại là một lý thuyết toán học trên cơ sở một hàm Φ = số đo của thông tin trong một hệ. Các bộ não như của chúng ta số Φ cao (độ khuếch đại và tích hợp các hoạt động thần kinh trên toàn não bộ là lớn). Các hệ đơn giản thì có số Φ thấp.

Khác với lý thuyết không gian làm việc toàn cục (global workspace), lý thuyết Thông tin tích hợp cho rằng một số động vật có ý thức nhiều hơn (và có thể là các máy cấu tạo với Φ cao).

Hai lý thuyết đó giúp chúng ta tìm ra các đối tượng có ý thức. Song hai lý thuyết đó lại mâu thuẫn nhau trong nhiều số trường hợp.

Ta có thể kể thêm lý thuyết tạo ý thức sử dụng lý thuyết giản đồ (theory graph), xin xem tài liệu3.

Tiến hóa của ý thức

Khi so sánh với nhau, các lý thuyết trên đều ẩn chứa mâu thuẫn. Hãy xét đến sự tiến hóa của ý thức.

Nhóm B cho rằng chúng ta có ý thức vậy ý thức đã phát sinh từ tỷ năm cho nên trải qua một lịch sử tiến hóa. Baars (tác giả global workspace) cho rằng ý thức đã xuất hiện trên những loài có vú đã 200 triệu năm. Steven Mithen lại cho rằng thời điểm đó là 60.000 năm.

Jayne lại cho rằng 3.000 năm về trước con người chưa có những trải nghiệm chủ quan (subjective experiences).

Liệu trong các giả thuyết trên cái nào là đúng?

Nhóm A lại cho rằng các giả thuyết trên đều không đúng: ý thức không có nhiệm vụ độc lập hoặc nguồn gốc. Theo Patricia và Paul Churchland cho rằng ý thức chỉ là sự đốt cháy (firing) của các neuron thần kinh cũng như ánh sáng là bức xạ điện từ.

Mọi giả thuyết trên đều không chứng minh được là con người là động vật duy nhất có ý thức.

Một số nhà khoa học lại cho rằng ý thức chỉ là một ảo ảnh (illusion). Chúng ta là động vật duy nhất có ý thức chỉ vì chúng ta là những động vật duy nhất có khả năng tự lừa dối bản thân trong việc tin rằng có tồn tại ý thức “ta”. (We humans are unique because we alone are clever enough to be deluded into believing that  there is a conscious “I.”).

Kết luận

Vậy vấn đề ý thức là gì là một bài toán nan giải (hard problem). Nan giải ngay từ việc định nghĩa từ đó.

Một con bò khóc với nước mắt trước lò mổ, đó có phải là một triệu chứng đau đớn có ý thức hay đó chỉ là hệ quả tác động thần kinh khách quan? Một robot cất tiếng kêu khi ta dẫm phải nó đâu có phải là một tiếng kêu có ý thức (trừ trong tương lai ta tạo được robot có ý thức theo một định nghĩa hay lý thuyết nào đó).

Trước tình huống trình bày trên đây, Chalmers cho rằng chúng ta nên có thái độ: xem ý thức như một đối tượng tồn tại trong bản thể triết học (ontology) mà không quy giản được (unreduced) như là hấp dẫn hay điện động lực học.

Như vậy chúng ta đối diện với một bài toán đặc biệt thuộc bản thể học (ontological) mà lời giải không tìm ra được bằng phương pháp rút gọn (reductive). □

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1S- SAN BLA-, Decoding the puzzle of human consciousness-the hardest problem, Scientific Amerrican số tháng 9/2018

2David J. Chalmers,The Character of Consciousness Article  in  Philosophy January 2012 DOI: 10.2307/41441514

3Cao Chi, Vật chất đã tạo ra ý thức như thế nào? Tia Sáng số 14-20.07.2019

Tác giả

(Visited 31 times, 1 visits today)