Giải pháp ứng phó với nước biển dâng tại ĐBSCL

Với tốc độ sụt lún đất ngày càng nhanh chóng - chủ yếu do khai thác nước ngầm, suy giảm trầm tích sông và mực nước biển dâng cao - như hiện nay, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu & Đại học Wageningen (WUR) cùng Đại học Utrecht dự đoán rằng, vào năm 2050, nếu không có gì thay đổi, phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chìm xuống dưới mực nước biển. 

Chúng ta có thể làm gì để giữ ĐBSCL cao hơn mực nước biển?
Vào năm 2050, nếu không có gì thay đổi, phần lớn ĐBSCL sẽ chìm xuống dưới mực nước biển
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những mô hình tính toán mới để xem xét vùng châu thổ ĐBSCL sẽ phát triển như thế nào trong 30 năm tới, bao gồm các dự đoán về sụt lún đất, mực nước biển dâng và tình trạng suy giảm trầm tích. “Chúng tôi thấy rằng vùng châu thổ có thể rất nhanh sẽ chìm xuống dưới mực nước biển”, Frances Dunn, nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht và là một trong hai tác giả của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications Earth and Environment, cho biết.
“ĐBSCL vốn vẫn chìm xuống như một quá trình tự nhiên, nhưng trong những năm gần đây, tình trạng sụt lún đất đã gia tăng nhanh chóng hơn do khai thác nước ngầm không bền vững”, Philip Minderhoud, trợ lý giáo sư tại Đại học Wageningen và tác giả thứ hai của nghiên cứu, nhận định. “Sự kết hợp giữa sụt lún đất và mực nước biển dâng này được chúng tôi gọi là ‘mực nước biển dâng tương đối’ (relative sea-level rise), và đây là thứ mà người dân ở khu vực này đang trải qua.”
Dunn cho biết thêm, “Tỷ lệ mực nước biển dâng tương đối này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến tương lai của người dân sống và có sinh kế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên ở khu vực này.”
Xác định khu vực bồi đắp
Để góp phần giảm thiểu tác động của nước biển dâng, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp như tích tụ trầm tích tại một số vị trí nhất định trong khu vực nhằm bù lắng phần đất lún và nâng cao đồng bằng. Dữ liệu cho thấy, ngay cả trong những giả định lạc quan nhất thì lượng trầm tích dự kiến vẫn không đủ để bù đắp vào lượng sụt lún đất trên khắp các khu vực rộng lớn, “chỉ khi chiến lược bồi lắng tập trung vào một khu vực nhỏ thì mới tạo ra được khác biệt rõ rệt”.
“Chúng tôi đã xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu ta tập trung vào quá trình bồi lắng xung quanh thành phố Cần Thơ”, Dunn mô tả. Độ cao của khu vực tăng lên, nhưng “ngay cả thế, bạn vẫn chỉ có thể bảo vệ một bên của thành phố bằng phù sa, và phần còn lại của đồng bằng thì chìm nhiều hơn vì nó không nhận được bất kỳ lượng phù sa nào.”
Tuy nhiên, bồi lắng cục bộ vẫn không phải là giải pháp toàn diện cho ĐBSCL. “Đơn giản là số phù sa để bù đắp quá ít so với tốc độ chìm xuống của ĐBSCL”, Minderhoud chia sẻ. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cho biết chúng ta có thể kết hợp chiến lược bồi lắng cục bộ với các biện pháp ngăn chặn sự sụt lún đất do con người gây ra như các chiến lược để giữ lại chất hữu cơ từ hoạt động canh tác trong nông nghiệp. Nhờ đó, Việt Nam có thể trì hoãn đáng kể mực nước biển dâng trong tương lai, giúp người dân trong vùng có đủ thời gian để tìm ra phương án thích ứng.
Minh Hải  tổng hợp

Tác giả

(Visited 4 times, 1 visits today)