Giáo dục đại học ở Tây Ban Nha mất điểm vì bê bối
Sinh viên Đức có học bổng Erasmus rất ưa chuộng học tại Tây ban nha, không phải do chất lượng giảng dạy tốt.
Các vụ bê bối về bằng thạc sĩ dởm cho thấy sinh viên Đức có học bổng Erasmus yêu thích Tây Ban Nha không phải vì chất lượng giảng dạy đại học ở nước này.
Đối với sinh viên Jonas Zetzsche ở Hamburg thì mấy tháng trải nghiệm học bổng Erasmus ở Tây ban nha chẳng khác gì mấy tháng nghỉ hè: “Trình độ các khoá học về cơ bản thấp“, Jonas 22 tuổi, năm 2017 đã theo học nửa năm tại Universidad Autónoma de Madrid ở thủ đô Madrid, một trong số 15 trường cao đẳng cỡ lớn ở thủ đô Tây Ban Nha cho biết.
Thủ đô Berlin chỉ có 4 trường đại học lớn, “Ngược lại bên chúng tôi người ta vẫn coi trọng số lượng hơn chất lượng. Chúng tôi thích khuếch trương thành tích“, Ignacio Sánchez-León, một giảng viên từng dạy đại học ở Tây Ban Nha đã nói như vậy, ông cũng đã từng sinh sống ở Đức và hiện là nhà tư vấn doanh nghiệp ở Barcelona.
Luật sư và nhà hoạt động Miguel Gallardo còn nói: “Các trường đại học của chúng tôi còn bị bê bối vì nền kinh tế ngầm, và những kẻ thuê người khác viết luận văn tiến sỹ và thạc sỹ “, luật sư người Tây Ban Nha. Ông từng tham gia nhiều vụ xét xử những vụ gian lận ở các trường đại học.
Universidad Autónoma de Madrid ở thủ đô Madrid, một trong số 15 trường cao đẳng cỡ lớn ở thủ đô Tây Ban Nha.
Các sinh viên Đức được học bổng Erasmus như Jonas hầu như không trực tiếp chứng kiến các vụ bê bối đó. Họ lại chỉ cảm thấy khá vui : “Ở Tây Ban Nha, người ta có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tôi đã tận hưởng triệt để điều đó. Cuộc sống về đêm ở Madrid hoàn toàn khác lạ và đâu đâu cũng sôi động, tràn ngập niềm vui“, chàng sinh viên kinh tế nghĩ lại về quãng thời gian đã trôi qua ở Tây Ban Nha. Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, “không khí sôi động” và thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho các trường đại học ở Tây Ban Nha được xếp hạng cao và được các sinh viên Đức đánh giá là nước chủ nhà đáng yêu nhất. Quản lý ở các trường lại khá lỏng lẻo nên càng được sinh viên ưa chuộng. Mỗi năm có khoảng 5000 sinh viên Đức có học bổng Erasmus theo học tại các trường đại học ở Tây Ban Nha.
Yêu cầu chất lượng không cao cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các trường đại học kinh doanh tư nhân như Esade, IE và IESE là điểm nóng cho bằng MBA, nhưng lại không có tên trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Shanghai Ranking, thay vào đó các trường này thuộc diện top các trường đại học ở châu Âu về gian lận. Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Meinungsforschungsinstituts YouGov và hãng Headhunter Milata KG của Đức tiến hành năm 2016 cho thấy những trường hợp chỉ có bằng thạc sĩ trên giấy tờ. Trong số 10 nước được phân tích, trong đó có nước Đức, thì Tây Ban Nha, theo đánh giá của giới sinh viên, đứng hàng thứ nhất về các trường đại học tham nhũng, trước Italia và Rumani.
Theo cuộc khảo sát này thì 46% những người tham gia cho rằng họ là nhân chứng về sự ưu ái do có quan hệ cá nhân giữa thầy và trò. 29% trong số này cho rằng, điều này cũng diễn ra khi trao bằng cấp kể cả danh hiệu tiến sỹ. Những người tham gia khảo sát chấm điểm những điều không bình thường ở các trường đại học mà họ theo học. Số điểm càng cao thì tình hình càng tồi tệ hơn (thang điểm từ 0 đến 500).
Anh: 44 điểm
Thuỵ Điển: 63 điểm
Pháp: 86 điểm
Ba Lan: 88 điểm
Hungary: 107 điểm
Đức: 115 điểm
Séc: 127 điểm
Rumani: 139 điểm
Italia: 145 điểm
Tây Ban Nha: 170 điểm
Trong một báo cáo “Chất lượng các cơ quan ở Tây Ban Nha” mới công bố gần đây của Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Tây Ban Nha, thì lĩnh vực giáo dục ở Tây Ban Nha hết sức tồi tệ. Chất lượng giảng viên cũng như hệ thống đánh giá các trường đại học bị chỉ trích nặng nề.
Giảng viên đại học José Penalva Buitrago năm 2011 đã trình bày trong cuốn sách “Tham nhũng ở các trường đại học” về những gì đang diễn ra ở các trường đại học Tây Ban Nha. Lúc đó ông đã có thể bị trường đại học ở Murcia đuổi việc, vì bằng đại học, thạc sĩ có thể đáng giá nhiều triệu Euro ở Tây Ban Nha. Ai muốn đạt một vị trí trong quản lý thì cần phải có MBA. Giá của nó ở các trường đại học hàng đầu lên tới từ 40.000 đến 60.000 Euro. Đây là tấm vé vào cửa đối với các doanh nghiệp hàng đầu ở Tây Ban Nha. “Người Tây Ban Nha, từ các bậc phụ huynh cũng như các doanh nghiệp rất chuộng bằng cấp. Việc có được các văn bằng đó qua các con đường mờ ám là điều không có gì lạ“, chính trị gia Josep Antoni Duran i Lleida đã thừa nhận điều này. Ông đòi xem xét lại một cách đầy đủ toàn bộ hệ thống giáo dục của Tây Ban Nha.
Cũng chính nhờ sự sùng bái bằng cấp một cách thái quá nên các trường đại học ở nước này mỗi năm có doanh thu lên đến gần 1 tỷ Euro (theo tờ báo kinh tế của Tây Ban Nha“El Economista” ). Đứng hàng đầu là Madrid Universidad Europea, một trường đại học tư thục. Tất cả các trường đại học đều được hưởng lợi vì ở Tây ban nha hầu như tất cả học sinh sau khi tốt nghiệp đều học bậc đại học, khác với ở Đức – nơi mà dạy nghề cũng được coi trọng và không phải ai cũng có thể tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ở Tây Ban Nha hầu như ai cũng có thể học đại học tư thục miễn là có tiền, còn ở các trường công lập, nhiều lĩnh vực có chỉ tiêu về số lượng sinh viên được nhập học. Do đó dẫn đến tình trạng tràn ngập những người tốt nghiệp đại học và cũng vì thế nên mức lương khởi điểm bị hạ xuống. Hầu như không có nước nào có nhiều người tốt nghiệp đại học làm bồi bàn như ở Tây Ban Nha và chính người Tây Ban Nha càng ngày càng tỏ ra bất bình khi bằng đại học hầu như không có giá trị ở nước này. Lương bình quân của sinh viên tốt nghiệp đại học là 1500 Euro một tháng; hơn chút đỉnh so với lương của một người làm nghề lau chùi quét dọn không thông qua đào tạo.
Cách đây không lâu gian lận, trí trá ở các trường đại học cũng như trong lý lịch vẫn được coi là chuyện thường ngày ở Tây Ban Nha. Có nhiều trường hợp, những kẻ có quyền thế dùng bằng giả và lý lịch gian dối mà vẫn bình chân như vại. Nhưng mới đây sau vụ bê bối liên quan đến Cristina Cifuentes, thống đốc vùng Madrid, tình hình đã thay đổi. Bà này bị buộc tội sử dụng bằng thạc sĩ giả của đại học Madrider Universidad Rey Juan Carlos và bà ta cũng hoàn toàn không làm luận văn thạc sĩ Hiện tại bà này đã bị tước bằng và do áp lực của phe đối lập cũng như của công luận nữ chính trị gia này đã phải từ chức.
“Cho dù hiện nay vụ Cifuentes vẫn tiếp tục bị chỉ trích, nữ chính trị gia phái bảo thủ đã vô tình làm một điều tốt đẹp cho Tây Ban Nha. Cuối cùng thì không chỉ tình trạng tham nhũng giữa doanh nghiệp và giới chính khách mà cả việc làm ăn kinh tế mờ ám của các trường đại học cũng bị phanh phui, điều này có thể giúp cho sự đổi mới giáo dục ở Tây Ban Nha“, nhà tư vấn doanh nghiệp Ignacio Sánchez-León nói.
Hoài Trang dịch
Nguồn: https://www.wiwo.de/erfolg/hochschule/bildung-spanische-unis-sind-zersetzt-von-korruption/21217612.html