Hàng triệu nông dân giúp lưu trữ nước ngầm ở đồng bằng lớn nhất thế giới

Việc bơm hút nước ngầm của hàng triệu nông dân ở Bangladesh trong mùa khô hằng năm đã tạo ra các “hồ chứa” tự nhiên rộng lớn ở dưới lòng đất, trong một thời kỳ kéo dài 30 năm, có thể sánh với các đập lớn nhất thế giới – các chế độ tưới tiêu bền vững đó đã chuyển đổi một quốc gia thường xuyên thiếu đói thành một quốc gia có nền an ninh lương thực bền vững, theo một nghiên cứu do các nhà khoa học UCL dẫn dắt.

Bản đồ chứng tỏ ước tính việc lưu trữ nước ngọt trong khắp thời kỳ 1988 đến 2018 khắp Bangladesh. Credit: M. Shamsudduha

Được xuất bản trên Science, nghiên cứu này khám phá tác động kết hợp của 16 triệu hộ tiểu nông bơm hút nước ngầm trong thời kỳ mùa mưa để tưới tiêu cho ruộng lúa của mình ở đồng bằng Bengal của Bangladesh giữa năm 1988 và 2018 1.

Nghiên cứu này cho thấy các mức nước ngầm thấp hơn trong mùa khô đã được bơm từ các dòng sông, hồ ao để làm đầy lại mực nước ngầm trong suốt thời kỳ mùa mưa. Việc giữ nước mặt này không chỉ cho phép phục hồi mực nước ngầm mà còn giúp giảm thiểu lụt lội.

Dẫu qua quá trình này, được các tác giả miêu tả như “cỗ máy nước Bengal”, nhiều hơn 75 km khối nước trong vòng hơn 30 năm – một khối lượng lớn tương đương với sức chứa của đập Tam Hiệp của Trung Quốc và Đập Hoover ở Mỹ.

Họ nhấn mạnh sự can thiệp này như một giải pháp bền vững cho các cách tiếp cận thông thường cho lưu trữ nước từ các dòng sông theo mùa, bao gồm đập và hồ chứa, vốn đang thách thức để xây dựng các đồng bằng đông dân cư như đồng bằng Bengal.

Đồng tác giả, TS. Mohammad Shamsudduha (Viện nghiên cứu giảm thiểu rủi ro và thảm họa tai UCL) cho biết: Bất chấp độ biến thiên bền vững theo lượng mưa hằng năm và sự suy giảm lượng mưa khắp đồng bằng, hình thức tái tập trung, có thể thay đổi quy mô của lưu trữ nước đã cung cấp nước bền vững cho sản xuất lương thực kể từ những năm 1990.

Sự can thiệp mới này giúp cho giải quyết sự bất cân bằng theo mùa về lượng mưa bằng việc gia tăng khả năng lưu trữ nước và góp phần giảm thiểu rủi ro lũ lụt mà không cần dùng đến đập”.

Các tác giả của nghiên cứu đồng ý là biện pháp can thiệp đơn giản này có tiềm năng sử dụng ở các đồng bằng châu thổ như các đồng bằng rộng lớn ở châu Á đồng bằng sông Mekong, đồng bằng sông Hoàng hà, vốn có khả năng tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Cỗ máy nước Bengal này có thể giúp tăng cường an ninh lương thực toàn cầu và tăng khả năng chống chịu với các hiện tượng khí hậu cực đoan đang được một thế giới ngày một ấm lên khuếch đại hậu quả.

Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Richard Taylor (Địa lý ở UCL) cho biết: “Phân tích của chúng tôi có những gợi ý sâu sắc về việc mở rộng và tối ưu hóa kỹ thuật còn chưa được ghi nhận này để duy trì việc tưới tiêu bền vững phụ vụ sản xuất lương thực ở các đồng bằng phù sa của vùng nhiệt đới ẩm theo mùa.

“Trong một thế giới đang ấm lên, sự bền bỉ của việc sử dụng liên tục nước mặt và nước ngầm để ứng phó với các tình trạng cực đoan về nước mùa khô và mùa mưa và bị tình trạng biến đổi khí hậu làm cho trầm trọng thêm sẽ có vai trò tầm quan trọng chiến lược giữ vững an ninh lương thực toàn cầu”.

Để tính toán cho những phát hiện của mình, các nhà nghiên cứu phân tích một triệu quan trắc mức độ nước ngầm theo tuần từ 465 giếng khoan khắp Bangladesh, từ năm 1988 đến năm 2018 từ một mạng lưới gồm 1.250 trạm quan trắc.

Giáo sư Taylor cho biết thêm: “Trong khi các ước tính trước đây về mức độ lưu trữ nước ngọt mới chỉ trên giả thuyết và trong các kịch bản được mô hình hóa, đây là công trình đầu tiên định lượng được khối lượng nước ngầm dựa trên quan sát, cho thấy những tiềm năng đáng kể của nó”.

Các tác giả lưu ý phát hiện của họ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giám sát nước dài hạn để đánh giá biểu hiện và xu hướng của các nguồn nước của một quốc gia, vốn sẽ ngày một trở nên quan trọng hơn trong mặt tiền biến đổi khí hậu.

Một giếng khoan bơm nước ngầm vào mùa khô trên cánh đồng Boro ở Bangladesh. Ảnh: Anwar Zahid

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào giới hạn của việc vận hành Cỗ máy nước Bengal trong những khu vực thiếu nước trong suốt mùa mưa không đủ để làm đầy một cách đầy đủ nước ngầm được khai thác trong suốt mùa khô. Trong những khu vực đó, việc bơm kiệt các nguồn nước ngầm khiến các hộ không thể có đủ nước sinh hoạt.

Các tác giả do đó nhận xét là cần những nghiên cứu nữa để đủ dữ liệu thiết lập nơi nào ở đồng bằng Bengal và những đồng bằng khác ở châu Á để người dân có thể hưởng lợi ích từ giải pháp dựa trên tự nhiên để lưu trữ nước theo mùa.

Đồng tác giả là giáo sư Kazi Matin Ahmed của trường đại học Dhaka cho biết thêm: “Quan trọng là phải đánh giá sự phù hợp của các địa điểm vận hành Cỗ máy nước Bengal để tối đa lợi ích cho nông dân và giảm thiểu rủi ro vì khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm.

Việc thí điểm sự vận hành của cơ chế này ở những khu vực thích hợp do đó cần thiết trước khi nâng cấp nó để ứng dụng vào giải quyết những bất định trong quá trình vận hành đối với sự biến đổi theo mùa dưới tác động của biến đổi khí hậu”.

Nhàn Vũ tổng hợp

Nguồnhttps://phys.org/news/2022-09-millions-farmers-replumb-world-largest.html

https://www.popsci.com/environment/bangladesh-farmers-seasonal-floods/

———————————

  1. https://www.science.org/doi/10.1126/science.abm4730

https://www.science.org/doi/10.1126/science.ade0393

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)