He Jiankui: Kẻ nổi loạn trong chỉnh sửa gene
Anh là người đã tuyên bố đã tạo ra các em bé chỉnh sửa gene, gây phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế.
Vào tháng 11/2018, He Jiankui biết rằng mình đã vượt qua một ranh giới đạo đức mới khi tiết lộ rằng anh đã chỉnh sửa gen của hai trẻ sơ sinh. Các chỉnh sửa này cũng sẽ được truyền lại cho những thế hệ tương lai. “Tôi hiểu rằng công việc của tôi sẽ gây tranh cãi, nhưng tôi tin rằng các gia đình cần công nghệ này và tôi sẵn sàng chỉ chịu chỉ trích vì họ”, anh nói trong một video thông báo về sự ra đời của những bé sinh đôi có bộ gene đã chỉnh sửa bằng công nghệ CRISPR với mục đích bảo vệ chúng khỏi khả năng bị nhiễm HIV.
Phản ứng với của cộng đồng gay gắt hơn He dự kiến. Anh bị chỉ trích vì đã bỏ qua những cân nhắc về đạo đức và còn đặt các bé gái gặp vào rủi ro vì những lợi ích chưa chắc chắn sẽ đạt được như mong muốn. Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam tại Thâm Quyến, Trung Quốc, nơi ông làm việc, nói rằng họ không liên quan đến vụ việc. Bộ Khoa học Trung Quốc cấm ông tiếp tục nghiên cứu, Bộ Y tế đã mở một cuộc điều tra. He Jianki không nói chuyện với báo chí và cũng không còn xuất hiện trên truyền thông quốc tế.
He Jianki đến với công nghệ chỉnh sửa gene như một người ngoài cuộc. Bài báo đầu tiên được liệt kê trên trang web của anh từ 10 năm trước có liên quan đến vật lý lượng tử. Năm 2010, anh cũng có các bài báo về kinh tế, sự tiến hóa và bản chất tự nhiên của các lát cắt DNA lặp lại trong hệ gene của vi khuẩn. Anh có được sự công nhận nhất định trong việc giải trình tự hệ gene. Một công ty do anh thành lập, Direct Genomics ở Thâm Quyến, nhắm vào thị trường giải trình tự lâm sàng và thu về hàng trăm triệu đô la đầu tư.
Nhưng H muốn bắt tay vào chỉnh sửa gene. Anh đã đến gặp Feng Zhang, một nhà tiên phong trong công nghệ CRISPR, tại phòng thí nghiệm của Feng tại MIT. Feng Zhang đã cảnh báo anh không nên chỉnh sửa phôi người cho mục tiêu sinh sản. Mark DeWitt, một nhà di truyền học tại Đại học California, Berkeley, nói đưa ra lời khuyên tương tự. Jennifer Doudna tại Berkeley, một nhà tiên phong khác trong công nghệ CRISPR, đã từ chối yêu cầu tham quan của He Jianki vì cô nghĩ rằng He sẽ không làm bất cứ điều gì liên quan đến công nghệ này. Bây giờ, cô tự hỏi liệu có phải anh ta “cố gắng để lại manh mối để liên lạc” với những người có uy tín hay không, bởi anh cũng có thể nói rằng mình cần có sự hỗ trợ rộng rãi từ cộng đồng khoa học.
He Jianki sẽ để lại một di sản phức tạp. Các nhà khoa học lo ngại rằng lĩnh vực chỉnh sửa gene giờ đây sẽ khó khăn trong việc xin tài trợ, xin phê duyệt theo quy định hoặc nhận hỗ trợ từ công chúng. Và mặc dù công nghệ này có thể dẫn đến những hiểu biết mới về sự phát triển của con người và có khả năng dẫn đến một số cách ngăn ngừa các rối loạn di truyền chết người, nhưng ít người cho rằng cách làm của He là hữu ích. “Tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ bị phán xét một cách gay gắt”, DeWitt nói.
Hoàng Nam dịch
Nguồn: https://www.nature.com/immersive/d41586-018-07683-5/index.html