Kenya cần nỗ lực thúc đẩy tái chế chất thải điện tử

Mỗi năm, Kenya xả ra hơn 44.000 tấn chất thải điện tử, trong đó có những máy tính và điện thoại cũ có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Hiện Kenya vẫn chưa có điều luật nào có những quy định về quản lý rác thải.

Hình ảnh các chất thải điện tử và vỏ chai lấp đầy trên sông Nairobi. Nguồn: DW

Từng biết đến là một dòng sông trong lành nhưng nay sông Nairobi đã ngập rác với đủ loại chất thải điện tử và vô số chai nhựa đã qua sử dụng. Ô nhiễm trên sông Nairobi đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân bởi hóa chất xâm nhập vào nước, sau đó chảy vào những cánh đồng người dân vẫn canh tác lương thực.

Chính phủ Kenya gần đây đã ra lệnh cấm dùng túi nhựa để kiểm soát ô nhiễm, nhưng họ vẫn chưa đồng nhất với nhau về chính sách quản lý chất thải điện tử. Đề xuất đầu tiên về chính sách quản lý chất thải điện tử đã bị “cất ngăn tủ” vào năm 2013.

Một trong ba nhà máy của Kenya được cấp phép để xử lý chất thải điện tử là ở Utawala gần Nairobi. Tổng giám đốc Boniface Mbithi của nhà máy này cho biết, một lượng lớn chất thải điện tử tại Khu rác thải điện tử và hệ thống thiết bị điện tử được thu thập từ các nhà máy do chính phủ quản lý. Hầu hết mọi người chỉ đơn giản là bỏ rác thải điện tử vào thùng rác, vứt trên đường phố, vườn tược hoặc thậm chí là bỏ nó vào nguồn nước. Đề cập đến khó khăn trong quản lý, Mbithi nói: “Thách thức lớn nhất của chúng tôi trong việc quản lý chất thải điện tử là sự thiếu hụt về nhận thức của người dân”.

Ông giải thích thêm với DW, “thậm chí nhiều người còn không biết chất thải điện tử là gì”. Đây là thách thức để có thể xử lý rác thải điện tử một cách hiệu quả. “Vì thế, chúng tôi đang vận hành nhà máy dưới năng lực xử lý của mình”, ông nói.

Miễn cưỡng vứt bỏ rác thải điện tử

Collins Wambugu, thợ sửa máy tính và điện thoại, nhận xét, đôi khi con người không muốn bỏ đi những chất thải điện tử độc hại và đơn giản là giữ nó lại trong nhà, ví dụ, nhiều khách hàng của ông thường muốn mang rác thải điện tử về nhà. Thỉnh thoảng, họ có thể bán cho ông một vài thứ linh kiện còn giá trị sử dụng và khi cần phụ kiện thay thế thì ông mới có điều kiện tái sử dụng chúng.

Kepha Ombacho, giám đốc Cơ quan Sức khỏe cộng đồng Kenya, thừa nhận mình đã thất bại khi lường trước được khả năng trở thành mối nguy hại thực sự của chất thải điện tử. Vì vậy, ông đang đề nghị tìm hiểu cách giải quyết vấn đề chất thải điện tử ở nhiều quốc gia khác và hi vọng, nó có thể cung cấp thông tin để góp phần tìm ra cách hiệu quả để cải thiện tình trạng ô nhiễm chất thải điện tử nghiêm trọng ở Kenya.

Theo một nghiên cứu gần đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hằng năm Kenya xả ra môi trường 44.000 tấn chất thải điện tử. Những hợp chất nguy hiểm được tìm thấy trong nước ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thần kinh, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Các rủi ro sức khỏe có thể là do con người tiếp xúc trực tiếp với những vật liệu độc hại như chì, cadmium, crom hoặc những chất độc khác tích tụ trong đất, nguồn nước và đồ ăn.

Trần Dung dịch

Nguồn: http://www.dw.com/en/kenya-needs-to-step-up-efforts-to-recycle-e-waste/a-43252169

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)