Kêu gọi xem xét lại về cơ sở hạ tầng để đáp ứng mục tiêu net-zero
Theo báo cáo mới đây của Đại học Princeton và Worley, các chính phủ buộc phải đầu tư và tiến hành phá bỏ những rào cản trước đây đối với việc triển khai các công nghệ mới nổi hiện có nếu thế giới chuyển sang trạng thái net-zero vào giữa thế kỷ này. Thực hiện được điều đó cũng đồng nghĩa với việc thay đổi luật pháp cho phép các quốc gia hiện đang cấm sử dụng năng lượng hạt nhân xem xét sử dụng lại như một phần trong hỗn hợp năng lượng.
Ấn phẩm “Từ Tham vọng đến Hiện thực 2: Đo lường sự thay đổi trong cuộc chạy đua để mức phát thải net-zero” là nghiên cứu thứ hai trong loạt bài của Trung tâm Năng lượng và Môi trường Andlinger đến từ Đại học Princeton và công ty giải pháp kỹ thuật toàn cầu có trụ sở chính tại Úc. Báo cáo xem xét chi tiết năm “sự thay đổi” chính trong phân phối cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được mục tiêu net-zero giữa thế kỷ đã được nêu trong báo cáo đầu tiên của sự hợp tác là: nâng cao giá trị, cho phép các tùy chọn, tiêu chuẩn hóa, tạo quan hệ đối tác và tăng cường kỹ thuật số.
Báo cáo mới đề xuất mười lăm “chỉ số thay đổi” hàng đầu bằng cách mô tả các dự án phát triển cơ sở hạ tầng có thể mở rộng nhanh chóng và hoạt động như thế nào cũng như sử dụng để đánh giá “vị trí của chúng ta đồng thời cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc và tự tin để điều chỉnh lộ trình”. Đại học Princeton có kế hoạch thực hiện một cuộc khảo sát hàng năm để theo dõi các chỉ số này từ năm 2023-2030. Theo các tác giả, điều này sẽ giúp dự đoán liệu thế giới có đang chuyển phương pháp phân phối cơ sở hạ tầng sang trạng thái “sẵn sàng cho net-zero” hay không và nếu không sẽ cho phép thay đổi hướng đi nếu cần.
Trong khi báo cáo đầu tiên trong loạt bài tập trung lấy Hoa Kỳ làm đối tượng nghiên cứu điển hình, thì báo cáo mới đây lại chuyển hướng nghiên cứu về Úc và mô phỏng các tình huống tương tự. Mặc dù Úc là nền kinh tế năng lượng nhỏ hơn nhiều so với Hoa Kỳ, các lựa chọn net-zero có sẵn cho Úc đòi hỏi một cách tiếp cận khác bởi đây là một quốc gia cằn cỗi với nguồn tài nguyên sinh khối hạn chế; đồng thời luật pháp Úc không cho phép năng lượng hạt nhân. Vì vậy không giống như ở nghiên cứu trước đây, những điều này không được áp dụng trong các kịch bản của Úc.
Báo cáo lưu ý rằng quá trình khử cacbon đòi hỏi Úc phải có thêm nhiều nhà máy tái tạo so với hiện nay vào năm 2050 cũng như tăng thêm 1 gigatonnect hấp thụ CO2; và để đạt được những con số như vậy: “Chúng ta phải suy nghĩ lại về cách xây dựng cơ sở hạ tầng”.
Úc có cùng câu chuyện tương tự với nhiều quốc gia khác và từ đó dẫn đến cùng một kết luận: chúng ta phải thay đổi hệ thống năng lượng toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Các giả định và con số có thể thay đổi, nhu cầu về xuất khẩu năng lượng của Úc có thể tăng lên, nhu cầu thu nhận các-bon của các nhà nhập khẩu có thể giảm, hoặc Úc phải thay đổi quan điểm của mình về năng lượng hạt nhân.
Mặc dù là nhà sản xuất và xuất khẩu uranium lớn để làm nhiên liệu hạt nhân, nhưng việc sử dụng năng lượng hạt nhân ở Úc hiện đang bị cấm bởi luật liên bang và cấp tiểu bang. Các chính phủ vẫn duy trì lệnh cấm này bất chấp một cuộc điều tra liên bang vào năm 2019 đã khuyến nghị dỡ bỏ một phần các lệnh cấm hiện tại để cho phép triển khai các công nghệ mới mới nổi như lò phản ứng mô-đun nhỏ; tuy nhiên cuộc tranh luận công khai và chính trị về việc sử dụng công nghệ này vẫn tiếp tục diễn ra.
Trần Thiện Phương Anh/VINATOM
Nguồn: https://vinatom.gov.vn/bao-cao-nghien-cuu-keu-goi-xem-xet-lai-ve-co-so-ha-tang-de-dap-ung-muc-tieu-net-zero/
(Visited 1 times, 1 visits today)