Khoa học Mở: Thúc đẩy hợp tác và trao quyền truy cập cho mọi người

Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) và Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN HRC) đã ra tuyên bố chung về Khoa học mở.

Tuyên bố này sẽ được các quốc gia thành viên thảo luận, sau đó sẽ thông qua phiên bản cuối cùng ở Hội nghị toàn thể của UNESCO vào tháng 11/2021. Tia Sáng xin giới thiệu nội dung tuyên bố chung về Khoa học mở này.

Chúng tôi, các Tổng Giám đốc của UNESCO và WHO và UN HRC, tái khẳng định quyền cơ bản về thụ hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học, các ứng dụng của nó cũng như bảo vệ cho khoa học mở, hòa nhập và hợp tác.

Cân nhắc thấy Khoa học Mở có thể giảm thiểu các bất bình đẳng, giúp phản hồi và ứng phó các thách thức tức thì của Covid-19 và thúc đẩy sự tiến bộ hướng tới triển khai Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030, chúng tôi thống nhất:

i. Kêu gọi từng quốc gia thành viên đảm bảo quyền cơ bản về truy cập tới các nghiên cứu khoa học và các ứng dụng của nó với quan điểm tạo ra những cái chung của tri thức toàn cầu và lấp đi các khoảng cách hiện có trong KH&CN và đổi mới sáng tạo, đặc biệt ở các nước đang phát triển, và với quan điểm tôn trọng phụ nữ;

ii. Cam kết hỗ trợ cộng đồng khoa học quốc tế bằng việc thúc đẩy văn hóa hợp tác và đoàn kết thay vì cạnh tranh, và bằng việc chia sẻ các kết quả của nghiên cứu và tri thức ở bất cứ mọi nơi có thể để giúp bất kỳ ai cũng có thể truy cập và tìm hiểu về khoa học một cách rộng rãi;

iii. Cam kết bảo vệ và chia sẻ các khung pháp lý, các chính sách triển khai hiệu quả những nguyên tắc của Khoa học Mở;

iv. Các chính sách công hiệu quả và bền vững nên dựa vào các thông tin và tri thức khoa học có thể kiểm chứng được và vì lợi ích của tất cả mọi người;

v. Hỗ trợ những tiềm năng to lớn của khoa học trong việc đáp ứng các nhu cầu xã hội và định hình tương lai loài người, khi nó dựa vào các cơ hội bình đẳng và năng lực khoa học cho tất cả mọi người;

vi. Thừa nhận sự quan trọng của Khoa học Mở trong cải thiện và duy trì lợi ích kinh tế xã hội và hội nhập trong nền kinh tế toàn cầu, góp phần gia tăng tính kết nối lẫn nhau của thế giới ngày nay, qua đó hỗ trợ định hình một cách tiếp cận hiện đại tới khoa học;

vii. Hiểu về sức mạnh của hợp tác khoa học và ngoại giao để đoàn kết các quốc gia, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và thế giới, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ra quyết định dựa trên bằng chứng;

viii. Kêu gọi các quốc gia thành viên và tất cả các bên tham gia đóng góp cùng tham gia Lời kêu gọi Đoàn kết Hành động và Kho Truy cập Công nghệ COVID-19 của WHO, hiện đang tìm cách tạo thuận lợi cho việc chia sẻ tri thức, sở hữu trí tuệ và dữ liệu để đáp lại đại dịch.

Ý tưởng cốt lõi đằng sau Khoa học Mở là để thông tin, dữ liệu và các kết quả đầu ra của khoa học được truy cập rộng rãi hơn (Truy cập Mở) và được khai thác tin cậy hơn (Dữ liệu Mở) với sự tham gia tích cực của tất cả các bên tham gia đóng góp (Mở cho Xã hội). Phong trào Khoa học Mở đã nổi lên từ cộng đồng khoa học và đã nhanh chóng lan ra khắp các quốc gia, kêu gọi mở ra các cánh cổng của tri thức. Trong một môi trường khoa học và chính sách bị phân mảnh, sự hiểu biết toàn cầu mạnh hơn về các cơ hội và thách thức của Khoa học Mở hết sức cần thiết.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên, những người làm chính sách, các đại diện của các tổ chức dân sự, các mạng lưới của tuổi trẻ và cộng đồng khoa học khuyến khích các ý tưởng của Khoa học Mở, ở tất cả các giai đoạn của quy trình khoa học, với tầm nhìn xây dựng khuyến cáo quốc tế về Khoa học Mở

“Ngày nay các mô hình khoa học vô hình trung làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa các quốc gia và các nhà nghiên cứu vì chúng chỉ làm cho tiến bộ khoa học cho những nhóm thiểu số. Khủng hoảng y tế đã chỉ ra tiềm năng không thể tin nổi của cộng tác khoa học, nó đã cho phép chúng tôi giải trình tự bộ gene của virus rất nhanh. Sự đoàn kết được cộng đồng khoa học chỉ ra là một mô hình cho tương lai: để đối mặt với các thách thức toàn cầu, chúng ta cần trí tuệ tập thể. Khi các quốc gia kêu gọi sự cộng tác khoa học quốc tế trong những thời khắc chưa từng thấy, sự cấp bách của chuyển đổi sang Khoa học Mở vô cùng rõ ràng. Việc phủ nhận bằng chứng khoa học trong một vài giới – và miễn cưỡng áp dụng các chính sách dựa vào bằng chứng – đã làm gia tăng tác hại khôn lường mà đại dịch gây nên. Tri thức khoa học và sự đồng thuận của công chúng khi có đầy đủ thông tin đã thể hiện tác dụng trong việc giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch” (Audrey Azoulay – Tổng Giám đốc UNESCO)

Lê Trung Nghĩa tổng hợp

Nguồnhttps://en.unesco.org/sites/default/files/joint_appeal_for_open_sciences_fin_en_fin.pdf

             https://en.unesco.org/news/unesco-who-and-high-commissioner-human-rights-call-open-science

Tác giả

(Visited 4 times, 1 visits today)