Lời hứa của Tổng thống
Một ngày cuối tháng 10, đưa con đến Mẫu giáo, tôi được cô giáo thông báo xuống gặp tài vụ để nhận tiền bồi hoàn của chính phủ - 20% của khoản tiền chúng tôi vẫn nộp hằng tháng cho con đi học.
Sực nhớ đến chương trình Tổng thống LB Nga trả lời chất vấn người dân qua truyền hình trực tiếp vào ngày 18-10, tức là mới cách đó độ mươi ngày, mọi ấn tượng còn rất tươi mới, tôi chợt hiểu ra rằng, đây chính là… “lời hứa của Tổng thống”!
Hôm ấy, trả lời câu hỏi của một nhân viên phòng thí nghiệm khoa học thành phố Novosibirsk – anh IA. Rokshun – về “học phí” cho trẻ đi Mẫu giáo, V. Putin đã tỏ ra rất tường tận những cấn cái của người dân trong vấn đề này. Tính đến thời điểm đầu tháng 10-2007, ở khu vực Matxcơva và các thành phố ngoại vi thì mỗi tháng, nhà nước thu của mỗi cháu trên dưới 1000 rúp, nghĩa là bằng toàn bộ lương tối thiểu của dân Nga tính từ ngày 1-5-2006 đến 1-9-2007. Mặc dù từ tháng 9-2007, lương tối thiểu đã tăng gấp đôi, số tiền phải nộp cũng vẫn là lớn so với mức sinh hoạt của người dân, đó là chưa kể đến tiền bảo vệ, tiền mua giấy bút, tiền mua một số nhu yếu phẩm khác. V. Putin giải thích rất cụ thể lý do phụ huynh phải đóng góp tài chính cho trường đồng thời nêu rõ, chính phủ hiểu sâu sắc những khó khăn của dân và đã có những động thái sửa đổi quan trọng. Đó là quyết đinh: đối với trẻ là con thứ nhất trong gia đình, nhà nước sẽ bồi hoàn lại 20% số tiền bố mẹ phải đóng góp, đối với trẻ là con thứ hai – 50%, trẻ là con thứ ba– 70%. Ông nhấn mạnh rằng sẽ theo dõi để “dự án hỗ trợ gia đình” này của chính phủ hoạt động có kết quả ở các thành phố nhỏ, nhất là vùng sâu vùng xa, và hứa “chính phủ sẽ có những giúp đỡ nhất định về vật chất cho địa phương khó khăn” nhằm triệt để giải quyết vấn đề đã nêu.
Cầm đồng tiền bồi hoàn trên tay, tôi rất xúc động. Hình như, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi trực tiếp cảm nhận được “lời hứa” của một yếu nhân trong chính phủ có ảnh hưởng lớn thế nào đối với người dân. Dám hứa và biết giữ lời – phải chăng dân Nga sùng bái Tổng thống của mình phần nào vì phẩm chất ấy?
Còn nhớ, cuối năm 2005, giá một chiếc bánh mì trắng đột nhiên tăng từ 8 rúp lên 10 rúp. Nghe có vẻ không quá nhiều, nhưng điều đó khiến nhiều người Nga nghèo càng chật vật vì bánh mì là thức chính trong bữa ăn của họ. Rất may, tình hình đó kéo dài chỉ độ trong vòng vài tuần, vì sau khi nhận được những lời phàn nàn của dân, Tổng thống đã làm việc với các bộ ngành và giá bánh mì được điều chỉnh trở lại như cũ – 8 rúp. Không rõ quyết định ấy có ảnh hưởng gì đến những “người Nga mới” không, chứ các bà già trong khu nhà tôi ở đều hân hoan ra mặt.
Năm nay, những ngày tháng 10, giá cả sinh hoạt cũng lại bỗng tăng vòn vọt (tăng 10%). Đó cũng là lý do khiến đảng Cộng sản Nga chĩa mũi dùi vào cái gọi là “kế hoạch của Putin” trong các tờ rơi quảng cáo của mình bằng hình ảnh giá sữa từ 25 rúp lên 42 rúp, dầu ăn từ 37 lên 58 rúp, chua thêm câu: “Phải chăng khiến dân chết đói – đó chính là kế hoạch?”.
Trên thực tế, ngày 24-10-2007, theo chỉ thị của Putin, đã có thỏa thuận được ký kết giữa chính phủ và các nhà sản xuất thực phẩm, các nhà phân phối bán lẻ nhằm ngăn chặn lạm phát ở Nga. Trong thỏa thuận có hiệu lực đến ngày 31-01-2008 (có thể sẽ được gia hạn) này, các nhà phân phối thực phẩm đồng ý “đóng băng” giá bán lẻ được xác định vào thời điểm 15-10-2007 đối với các loại hàng thực phẩm gồm bánh mì trắng, đen, sữa béo 1,5%, sữa chua độ béo không dưới 1%, trứng và dầu thực vật.
Lẽ đương nhiên, Putin không phải là thầy phù thủy Dumbledore để có thể trong một vài ngày đưa mọi thứ vào trật tự của nó như người ta mong muốn, nhưng trong con mắt của dân Nga, rõ ràng ông đã “nói và làm”, thậm chí, hơn thế, có một đài địa phương đã bình luận về Putin như thế này sau cuộc tiếp xúc với dân lần thứ 6 của ông vào giữa tháng 10-2007:
“Putin là ông tiên, là người có phép thần thông đấy. Bạn muốn ước mơ trong đời của mình trở thành hiện thực ư, hãy cố gắng một lần trò chuyện với ông qua đường dây nóng. Cơ hội này một năm có một lần. Nhưng năm nay, rất tiếc, đã là lần cuối cùng có thể thực hiện ước mơ… Liệu Tổng thống kế vị có là ông tiên như thế không? Ta phải chờ xem…”
Thực lòng mà nói, khi đi trên taxi, tình cờ nghe được câu bình luận ấy, tôi cảm giác được đôi chút mỉa mai, bởi lẽ, công việc của chính phủ đâu phải một mình cá nhân nào giải quyết được.
Không hay ho gì tệ “sùng bái cá nhân” – lịch sử đã chứng minh rằng, điều đó không ít lần đưa cả một dân tộc đến con đường đau khổ. Song, hoàn toàn có thể “hâm mộ” một con người, nếu con người ấy thực sự đem đến cho bạn những cảm nhận tốt đẹp và cái nhìn hân hoan hơn về cuộc sống.
Và bác tài xế taxi gật đầu rất mạnh đồng tình với tôi ở điểm ấy. Cũng như tôi, bác hâm mộ Putin!
Hôm ấy, trả lời câu hỏi của một nhân viên phòng thí nghiệm khoa học thành phố Novosibirsk – anh IA. Rokshun – về “học phí” cho trẻ đi Mẫu giáo, V. Putin đã tỏ ra rất tường tận những cấn cái của người dân trong vấn đề này. Tính đến thời điểm đầu tháng 10-2007, ở khu vực Matxcơva và các thành phố ngoại vi thì mỗi tháng, nhà nước thu của mỗi cháu trên dưới 1000 rúp, nghĩa là bằng toàn bộ lương tối thiểu của dân Nga tính từ ngày 1-5-2006 đến 1-9-2007. Mặc dù từ tháng 9-2007, lương tối thiểu đã tăng gấp đôi, số tiền phải nộp cũng vẫn là lớn so với mức sinh hoạt của người dân, đó là chưa kể đến tiền bảo vệ, tiền mua giấy bút, tiền mua một số nhu yếu phẩm khác. V. Putin giải thích rất cụ thể lý do phụ huynh phải đóng góp tài chính cho trường đồng thời nêu rõ, chính phủ hiểu sâu sắc những khó khăn của dân và đã có những động thái sửa đổi quan trọng. Đó là quyết đinh: đối với trẻ là con thứ nhất trong gia đình, nhà nước sẽ bồi hoàn lại 20% số tiền bố mẹ phải đóng góp, đối với trẻ là con thứ hai – 50%, trẻ là con thứ ba– 70%. Ông nhấn mạnh rằng sẽ theo dõi để “dự án hỗ trợ gia đình” này của chính phủ hoạt động có kết quả ở các thành phố nhỏ, nhất là vùng sâu vùng xa, và hứa “chính phủ sẽ có những giúp đỡ nhất định về vật chất cho địa phương khó khăn” nhằm triệt để giải quyết vấn đề đã nêu.
Cầm đồng tiền bồi hoàn trên tay, tôi rất xúc động. Hình như, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi trực tiếp cảm nhận được “lời hứa” của một yếu nhân trong chính phủ có ảnh hưởng lớn thế nào đối với người dân. Dám hứa và biết giữ lời – phải chăng dân Nga sùng bái Tổng thống của mình phần nào vì phẩm chất ấy?
Còn nhớ, cuối năm 2005, giá một chiếc bánh mì trắng đột nhiên tăng từ 8 rúp lên 10 rúp. Nghe có vẻ không quá nhiều, nhưng điều đó khiến nhiều người Nga nghèo càng chật vật vì bánh mì là thức chính trong bữa ăn của họ. Rất may, tình hình đó kéo dài chỉ độ trong vòng vài tuần, vì sau khi nhận được những lời phàn nàn của dân, Tổng thống đã làm việc với các bộ ngành và giá bánh mì được điều chỉnh trở lại như cũ – 8 rúp. Không rõ quyết định ấy có ảnh hưởng gì đến những “người Nga mới” không, chứ các bà già trong khu nhà tôi ở đều hân hoan ra mặt.
Năm nay, những ngày tháng 10, giá cả sinh hoạt cũng lại bỗng tăng vòn vọt (tăng 10%). Đó cũng là lý do khiến đảng Cộng sản Nga chĩa mũi dùi vào cái gọi là “kế hoạch của Putin” trong các tờ rơi quảng cáo của mình bằng hình ảnh giá sữa từ 25 rúp lên 42 rúp, dầu ăn từ 37 lên 58 rúp, chua thêm câu: “Phải chăng khiến dân chết đói – đó chính là kế hoạch?”.
Trên thực tế, ngày 24-10-2007, theo chỉ thị của Putin, đã có thỏa thuận được ký kết giữa chính phủ và các nhà sản xuất thực phẩm, các nhà phân phối bán lẻ nhằm ngăn chặn lạm phát ở Nga. Trong thỏa thuận có hiệu lực đến ngày 31-01-2008 (có thể sẽ được gia hạn) này, các nhà phân phối thực phẩm đồng ý “đóng băng” giá bán lẻ được xác định vào thời điểm 15-10-2007 đối với các loại hàng thực phẩm gồm bánh mì trắng, đen, sữa béo 1,5%, sữa chua độ béo không dưới 1%, trứng và dầu thực vật.
Lẽ đương nhiên, Putin không phải là thầy phù thủy Dumbledore để có thể trong một vài ngày đưa mọi thứ vào trật tự của nó như người ta mong muốn, nhưng trong con mắt của dân Nga, rõ ràng ông đã “nói và làm”, thậm chí, hơn thế, có một đài địa phương đã bình luận về Putin như thế này sau cuộc tiếp xúc với dân lần thứ 6 của ông vào giữa tháng 10-2007:
“Putin là ông tiên, là người có phép thần thông đấy. Bạn muốn ước mơ trong đời của mình trở thành hiện thực ư, hãy cố gắng một lần trò chuyện với ông qua đường dây nóng. Cơ hội này một năm có một lần. Nhưng năm nay, rất tiếc, đã là lần cuối cùng có thể thực hiện ước mơ… Liệu Tổng thống kế vị có là ông tiên như thế không? Ta phải chờ xem…”
Thực lòng mà nói, khi đi trên taxi, tình cờ nghe được câu bình luận ấy, tôi cảm giác được đôi chút mỉa mai, bởi lẽ, công việc của chính phủ đâu phải một mình cá nhân nào giải quyết được.
Không hay ho gì tệ “sùng bái cá nhân” – lịch sử đã chứng minh rằng, điều đó không ít lần đưa cả một dân tộc đến con đường đau khổ. Song, hoàn toàn có thể “hâm mộ” một con người, nếu con người ấy thực sự đem đến cho bạn những cảm nhận tốt đẹp và cái nhìn hân hoan hơn về cuộc sống.
Và bác tài xế taxi gật đầu rất mạnh đồng tình với tôi ở điểm ấy. Cũng như tôi, bác hâm mộ Putin!
Thụy Anh, từ LB Nga
(Visited 3 times, 1 visits today)