Máy móc sẽ thay con người trong kinh doanh?

James Goodnight (1943), CEO của công ty sản xuất phần mềm SAS trị giá hàng tỷ USD, nói về cơn lũ dữ liệu đang ngày một tăng, và về việc các doanh nghiệp được lợi gì từ thực tế này.

Thưa ông, trong thời đại của Big Data, công nghệ thông tin có bị nghẹt thở bởi cơn lũ dữ liệu?

Đúng là như vậy, thực tế là lượng dữ liệu có sự tăng trưởng nhanh hơn là tốc độ của chíp. Tuy vậy về tổng thể sự tăng trưởng về năng lực của IT vẫn theo kịp lượng dữ liệu.

Vậy phải chăng đây là một mâu thuẫn?

Chỉ có vẻ như vậy thôi. IT đang có sự thay đổi về cơ bản: vấn đề không còn là ở chỗ từng con chip có thể tính toán nhanh như thế nào mà là sức mạnh của cả hệ thống ra sao.
Điều đó cụ thể nghĩa là gì?

Xu hướng quan trọng nhất hiện nay là song song hóa: điều khi đánh giá các dữ liệu kinh doanh thì chẻ nhỏ nhiệm vụ ra thành nhiều phần. Và chúng sẽ được cùng một lúc xử lý thông qua 100 hay 1.000 bộ xử lý lõi, nhờ đó tăng tốc độ của hệ số 100 hoặc hơn nữa. Tuy nhiên các phần mềm vốn dĩ không được phát triển cho hệ thống song song. Chúng tôi buộc phải thay đổi toàn bộ các chương trình của mình. Tốn khá nhiều công sức nhưng nay thì chúng tôi thực sự đã sẵn sàng đối phó với Big Data.

Vậy các doanh nghiệp được lợi gì về chuyện này?

Ngày nay là nhà quản lý – tùy theo chức năng – tôi có những câu hỏi rất khác nhau: tôi sẽ nói chuyện với ai về chiến dịch marketing? Tôi làm thế nào để có thể tiếp cận với mọi người? Khi làm việc ở một ngân hàng: tôi sẽ cho ai vay tín dụng? Ai đó định lừa tôi, ở đâu? Ngày nay, bạn chỉ có thể ra quyết định về những vấn đề như vậy nhờ sự hỗ trợ của IT. Nhờ phương pháp phân tích, thống kê và các quy tắc toán học mà chúng tôi đã đưa vào chương trình của mình…

Phải chăng máy móc sẽ thay con người trong thế giới kinh doanh?

Vấn đề không phải là thay thế cho những cái đầu thông minh mà là hỗ trợ cho những cái đầu đó. phần mềm chỉ cung cấp cho bạn một sự ước đoán, về xác suất mà bạn có thể bị một kẻ nào đó dùng thẻ tín dụng ăn cắp. Nhưng con người sẽ quyết định, từ xác xuất là bao nhiêu thì các ngân hàng sẽ phong toả các bút toán.

Thưa ông, mức độ thành công như thế nào?

Không có gì là hoàn hảo cả. Đối với các thuật toán cũng vậy, nhưng chúng tôi đang lao động cật lực cho công việc này. Ngoài ra xin nói thêm chúng tôi tận dụng công suất ngày càng tăng của máy tính để dùng computer cải thiện các thuật toán.

Có nghĩa là phần mềm tự lập trình?

Có phần như vậy: trong khi quét một khối lượng dữ liệu khổng lồ ngày nay máy tính phát hiện những mối liên quan về thống kê, mà người lập trình không nhận ra. Những thuật toán này ngay ở chỗ chúng tôi cũng không ai hiểu nổi – nhưng chúng làm việc với độ tin cậy rất ấn tượng đến mức chúng tôi dùng chúng.

Điều này có thể tiến xa đến đâu? Số liệu thống kê có thể thay thế cho vấn đề lý thuyết không?

Đây là một vấn đề có tính triết lý hơn là một vấn đề về kỹ thuật. Tôi không tin máy tính có thể đẩy lùi tính tò mò ở con người. Chúng ta muốn tìm hiểu thế giới này sẽ hoạt động như thế nào. Nhưng có một vài tình huống mà ở đó chúng ta có thể hài lòng với những gì mà máy móc tiết lộ cho chúng ta biết.

Xin nêu một ví dụ?

Quân đội Hoa Kỳ dùng phần mềm dự báo của chúng tôi, thí dụ để sơ bộ đánh giá về nguy cơ bị phục kích trong các cuộc tuần tiễu ở Afghanistan. Cuối cùng thì bất chấp vì sao chương trình lại khuyến cáo nên chọn một tuyến khác bởi vì nguy cơ tuyến hành quân ban đầu bị phục kích dường như quá lớn – nếu như dự báo đó là đúng. Và bạn hãy tin điều tôi nói: công nghệ này đã cứu được tính mạng một số người rồi đó.

Xuân Hoài dịch

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)