Mô hình toán học đơn giản dự đoán sự phát triển của các cấu trúc văn hóa trong xã hội loài người
Các thị tộc hình thành và tiến hóa trong các xã hội loài người đã được mô hình hóa bằng một mô hình tính toán đơn giản do một nhà nghiên cứu RIKEN và cộng sự phát triển. Việc chứng minh này mở ra con đường mô hình hóa các hiện tượng phức tạp của xã hội loài người bằng các mô hình đơn giản.
Nhiều xã hội loài người bao gồm những nhóm văn hóa như các thị tộc, những người tin tưởng là họ có chung tổ tiên. Các thị tộc đó phát triển những tục lệ, quy ước liên quan đến việc ai phải lấy ai, và người của thị tộc này thường được khuyến khích lấy người của thị tộc khác.
Điều này giúp thiết lập nên một hệ thống các thị tộc được biết đến như những cấu trúc có mối quan hệ họ hàng, các cấu trúc mà thường được quan sát trong các xã hội loài người và được xem xét như một trong những tổ chức xã hội loài người cổ xưa nhất.
Kenji Itao của Trung tâm Khôa học não bộ RIKEN từ lâu đã bị thu hút bởi sự đa dạng và phổ quát trong hành vi con người, và điều đó dẫn anh tới việc khám phá các hệ thống trong xã hội loài người bằng các công cụ của vật lý thống kê. Dẫu việc áp dụng vật lý vào nhân học văn hóa có thể là điều ngạc nhiên thì vật lý lại vượt trội trong việc miêu tả những hiện tượng phức tạp bằng việc sử dụng thứ toán học cơ bản và đơn giản.
“Tôi muốn khám phá cách các cấu trúc về mối quan hệ họ hàng của con người được nhân học văn hóa quan sát ở khắp các vùng khác nhau được tổ chức phức tạp như thế nào”, Itao nói.”Cụ thể, tôi khao khát muốn biết liệu các cấu trúc có thể đột sinh một cách ngẫu nhiên trong một mô hình đơn giản khi chỉ giả định về cuộc cạnh tranh kết hôn và thắt chặt mối quan hệ thân tộc bằng các quy ước đó không”.
Để kiểm tra điều đó, Itao và cộng sự là Kunihiko Kaneko đã phát triển một mô hình đơn giản cho các hệ thống xã hội loài người. Họ phát hiện ra là mô hình này đã dự đoán sự phát triển của các cấu trúc được quan sát trong các xã hội thực tế bởi những lựa chọn tham số nhất định. Phát hiện của họ được xuất bản trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Itao ấn tượng về việc một mô hình đơn giản có thể làm dấy lên những cấu trúc phức tạp như thế nào. “Với tôi, điều ngạc nhiên nhất là một mô hình toán học đơn giản dựa trên nhưng quan sát nhân học có thể giải thích được một số cơ chế về sự tiến hóa của mối quan hệ họ hàng phức tạp của loài người”, Itao nói.
Đặc biệt, họ đã phát hiện ra hai tham số – kích thước dân số và một tham số miêu tả sự khác biệt giữa các đặc đểm của các bậc sinh thành và con cái – ảnh hưởng đến sự phát triển của các cấu trúc xã hội.
“Trong lĩnh vực nhân học văn hóa, rất nhiều lớp của các cấu trúc có mối quan hệ họ hàng đều được miêu tả tốt”, Itao nói. “Mô hình của chúng tôi đã đem lại một lời giải thích hấp dẫn để lý giải tại sao các cấu trúc đặc trưng lại chiếm ưu thế trong các xã hội cụ thể, dựa trên quy mô dân số và tỉ lệ đột biến văn hóa”.
Sự thành công của mô hình làm dấy lên khả năng phát triển thêm nhiều mô hình của các xã hội loài người. “Từ một mô hình đơn giản có thể mô hình hóa điều cốt lõi của các tương tác con người với con người, chúng tôi có khả năng miêu tả được động lực thiết yếu điều hướng sự tiến hóa của những dạng cấu trúc xã hội loài người khác cũng bằng những mô hình đơn giản tương tự”, Itao nói.
ASự thành công của mô hình làm dấy lên khả năng phát triển thêm nhiều mô hình của các xã hội loài người. “Từ một mô hình đơn giản có thể mô hình hóa điều cốt lõi của các tương tác con người với con người, chúng tôi có khả năng miêu tả được động lực thiết yếu điều hướng sự tiến hóa của những dạng cấu trúc xã hội loài người khác cũng bằng những mô hình đơn giản tương tự”, Itao nói.
Anh Vũ dịch từ Viện RIKEN
Nguồn: https://www.riken.jp/en/news_pubs/research_news/rr/20250123_1/index.html