Mô hình vật lý có thể ngăn ngừa thảm họa chết chóc tại các đám đông như thế nào?

Cái chết thảm khốc của ít nhất 56 người tại một cuộc giẫm đạp ở sân vận động bóng đá tại Nzérékoré, Guinea, là ví dụ mới nhất về những tụ tập đám đông có thể chuyển thành thảm họa nhanh như thế nào.

Từ một đám tang của một nhân vật nổi tiếng với công chúng đến một lễ hội Halloween hay một lễ hội âm nhạc, lịch sử mới đây và cả cổ xưa đều đầy rẫy những sự kiện lịch sử đau thương như vậy.

Trong khi những sự kiện này dường như khó có thể dự đoán, các mô hình vật lý có thể giúp chúng ta hiểu được cách các vụ dẫm đạp hình thành như thế nào, theo Max Bi, phó giáo sư vật lý ở trường đại học Northeastern. “Vật lý đem lại những công cụ giá trị để mô hình hóa động lực dẫm đạp và phân tích hành xử của đám đông, đề xuất những chiến lược hành động để cải thiện sự an toàn của công chúng”, Bi nói.

Một số vụ chen lấn đám đông gây chết chóc nhất ở thời hiện đại đã xuất hiện trong lễ hajj, cuộc hành hương đến Mecca, Saudi Arabia của người theo đạo Islamic hằng năm. Vào năm 1990, một thảm họa đường hầm dành cho người đi bộ làm 1.426 người chết, trong khi một thảm họa dẫm đạp vào năm 2015 dẫn đến việc cướp đi mạng sống của hơn 2.400 người.

Hiểu về chuyển động của con người

Để mô phỏng chuyển động của đám đông, các nhà vật lý nghiên cứu về vật chất hoạt động – một lĩnh vực tập trung vào hành xử thu thập – thường đơn giản hóa các cá nhân thành các hạt hoặc các viên bi.

Vào năm 1995, nhà vật lý Dirk Helbrig và Peter Molnar giới thiệu mô hình lực xã hội được miêu tả về mặt toán học chuyển động đi bộ dựa trên ba “nguồn lực xã hội” thúc đẩy bên trong từng cá nhân. Theo nghiên cứu của họ, trong những tình huống cụ thể, con người thường cố gắng chạm đến đích của mình theo cách thức thoải mái nhất – ví dụ, không quanh co và trong thời gian ngắn nhất có thể. Mỗi người trong đám đông đều cố gắng tránh va chạm với những vật cản như bức tường của các tòa nhà, hàng rào hoặc những người khác.

“Chúng ta không thoải mái khi ở quá gần người khác, vì vậy chúng ta thường cố gắng giữ một khoảng cách nhất định với họ”, Bi nói.

Con người không nhìn lại phía sau

Con người có xu hướng bị thu hút bởi các hoạt động, các màn trình diễn trên các cửa sổ hoặc các nghệ sĩ đường phố phía trước mặt mình, theo mô hình các lực xã hội, và không chú ý đến những điều xảy ra sau lưng mình. “Bạn không bận tâm về những gì con người đang làm sau lưng mình, cho dù họ có đang đi cùng hướng với mình hay hướng ngược lại”, Bi nói. “Nếu như bạn ngay lập tức thấy người phía trước đang đi tới một lối ra thì bạn cũng có xu hướng đi theo họ”.

Khi đám đông chạm tới một điểm nút – một lối ra, một cây cầu hay một cầu thang – chuyển động của nó thường chậm lại. Trong những tình huống nguy hiểm đời thực hoặc trong một sự cuốn đi, nếu con người không đến được lối ra một cách đủ nhanh, Bi nói, áp lực vật lý của đám đông sẽ tăng lên.

Đừng căng thẳng; hãy cố gắng giữ bình tĩnh

Khu vực đó trở nên chật cứng và một lối ra có thể bị nghẽn lại. Căng thẳng làm giảm đi năng lực của cá nhân trong việc thích ứng với những chuyển động của người khác, Bi nói, dẫn đến những va chạm. “Đó là lúc những dẫm đạp thực tế thường có xu hướng diễn ra”, anh nói.

Nếu ai đó bị trượt chân và ngã xuống thì họ có nguy cơ bị dẫm đạp khi lực đẩy thu thập của đám đông đó tiếp tục tăng.

Nghiên cứu chứng tỏ áp lực nguy hiểm tạo ra bởi một đám đông có thể trở lên mạnh đến mức có thể bẻ cong các hàng rào sắt hoặc phá vỡ tường gạch. Bị đẩy vào tường hoặc xuống sàn bằng thứ lực như thế, Bi nói, mỗi người có thể bị chết ngạt vì việc ép ngực khiến không thể thở được.

“Cuối cùng bạn sẽ không đủ không khí”, Bi nói.

Làm thế nào để sống sót khỏi một cuộc dẫm đạp?

Những cách tối đa cơ hội sống sót của một người trong một cuộc dẫm đạp là:

– Hãy bình tĩnh: sự căng thẳng khuếch đại áp lực đám đông và làm mất đi khả năng kiểm soát cá nhân.

– Bảo vệ ngực bạn: dùng tay để tạo một không gian an toàn phía trước để ngăn việc bị ép ngực.

– Chuyển động với dòng người: đừng cố ngược lại với hướng chuyển động của đám đông; thay vì cách đó, chuyển động theo đường chép để hướng tới các vùng rìa.

– Tránh các bức tường và rào chắn: các địa điểm đó thường trở thành các vùng áp lực cao, nơi con người thường bị ghim chặt.

Có thể phòng ngừa được những gì?

Nếu bị ngã, Bi nói, hãy bảo vệ đầu và cuộn tròn theo tư thế bào thai để giảm thiểu khả năng bị chấn thương. Cố gắng đứng dậy càng sớm càng tốt bằng việc nắm vững lấy một vật thể hoặc người.

Trong khi mỗi người có thể có được những phòng ngừa cho riêng mình, Bi nói, các nhà thiết kế địa điểm, những người tổ chức sự kiện và cả chính quyền đều đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn những nguy cơ.

Các nhà tổ chức phải đảm bảo các lối thoát hiệu quả và loại trừ các điểm nghẽn. Các lối thoát rộng rãi sẽ giúp phân phối áp lực và có các biển báo rõ ràng để có thể khuyến khích sự di chuyển bình tĩnh, ổn định. Những người được tập huấn có thể quản lý chuyển động của đám đông trong khi các chướng ngại vật được sắp xếp một cách chiến lược có thể phân tán mật độ và hướng dẫn đám đông hướng tới những lối thoát hiểm.

Thêm vào đó, việc điều phối sự tiếp cận những khu vực có mật độ cao có thể ngăn ngừa khả năng thúc đẩy các tình huống trở nên nguy hiểm, qua đó giam thiểu nguy cơ dẫm đạp.

Anh Vũ dịch từ Northeastern University 

Nguồn: https://news.northeastern.edu/2024/12/06/crowd-behavior-stampede-prevention

Tác giả

(Visited 17 times, 17 visits today)