Một công cụ số giúp người sống sót sau điều trị ung thư vượt qua nỗi sợ hãi tái phát

Một can thiệp số hóa tự hướng dẫn đang chứng tỏ hứa hẹn hỗ trợ những người sống sót sau quá trình điều trị ung thư có thể tự kiểm soát sự bất định hậu điều trị.

Một trong những mối lo chung nhất của những người sống sót sau khi điều trị ung thư là căn bệnh quái ác của họ trở lại. Với nhiều người, nỗ sợ hãi này có thể làm suy nhược cơ thể và anh hưởng một cách đáng kể đến sức khỏe và khả năng hòa nhập trở lại với cuộc sống. Hiện thời, một nhóm nghiên cứu do các nhà nghiên cứu ở UNSW Sydney đã tìm hiểu các cách gia tăng khả năng đánh giá các điều trị cần thiết bởi nỗi sợ hãi tái mắc ung thư thông qua cách tiếp cận sức khỏe điện tử.

Tiến sĩ Ben Smith, người nhận học bổng làm việc tại Viện nghiên cứu ung thư NSW và tại trường Lâm sàng Tây Nam Sydney, Y tế và sức khỏe UNSW và tiến sĩ Adeola Bamgboje-Ayodele tại Viện nghuên cứu Y học ứng dụng Ingham dẫn dắt một nhóm nghiên cứu gồm các nhà lâm sàng, các nhà nghiên cứu và những người sống sót sau điều trị ung thư để phát triển một phương pháp can thiệp số có thể giúp những bệnh nhân đã hồi phục có thể tự kiểm soát nỗi sợ hãi hậu điều trị.

Chương trình này mang tên iConquerFear là một công cụ trực tuyến tự hướng dẫn để kiểm soát nỗi sợ hãi ung thư tái phát. Đó là một cách phỏng theo ConquerFear, một liệu pháp điều trị cho nỗi sợ hãi tái phát ung thư do nhà trị liệu cung cấp – ý tưởng ban đầu do nhóm nghiên cứu đồng vận hành Tâm lý – ung thư phát triển, một nhóm thử nghiệm lâm sàng ung thư quốc gia – đã từng chứng tỏ sự hiệu quả trong việc giảm bớt nỗi đau khổ về mặt tâm lý.

Mục tiêu của iConquerFear là trao quyền cho những người sống sót với những chiến lược và kỹ thuật khác nhau để kiểm soát nỗi sợ hãi tái phát và phát triển những hành động phù hợp với giá trị của mình. Thông qua năm mô đun có kích thước tương đương bit máy tính, những người tham gia hoàn thành các bài tập tương tác về thiết lập mục tiêu, tập trung vào tập luyện và chú tâm, đem lại cho họ một phạm vi các công cụ thực hiện để giảm những suy nghĩ vô ích về sự tái phát.

“Nỗi lo lắng về sự phát phát ung thư là hợp lý và bình thường, điều quan trọng là phải hiểu rằng chúng ta không thể loại bỏ hết chúng”, tiến sĩ Smith nói. “Cách tiếp cận iConquerFear thay đổi cách mọi người gắn kết với những suy nghĩ của họ về sự tái phát ung thư. Nó giúp họ không bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình”.

Giúp những người sống sót bớt sợ hãi

Hơn 50 triệu người đang sống với bệnh ung thư trên toàn thế giới. Xấp xỉ một nửa những người sống sót sau điều trị ung thư đều phải nếm trải nỗi sợ hãi bị tái phát về mặt lâm sàng, chủ yếu liên quan đến nỗi đau khổ tâm lý, chất lượng cuộc sống kém hơn và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhiều hơn.

“Có được sự giúp đỡ để đối phó với nỗi sợ tái phát ung thư là nhu cầu hàng đầu song chưa được đáp ứng của những người sống sót sau ung thư, nỗi sợ này còn hơn cả sự đau đớn, mệt mỏi và các triệu chứng thể chất khác”, tiến sĩ Smith nói. “Nỗi sợ hãi này gây ra đau khổ đáng kể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm gián đoạn khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày của họ, yêu thương những người khác và lên kế hoạch cho tương lai”.

Rất nhiều phương pháp can thiệp do nhà trị liệu đề xuất để chữa trị nỗi sợ hãi tái phát ung thư đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc hỗ trợ những người sống sót kiểm soát nỗi sợ hãi của mình. Tuy nhiên, còn có nhiều rào cản trên đường đến với những dịch vụ đó, bao gồm khoảng cách đường xá xa xôi và nguồn lực.

“Những biện pháp hiện có, dù hiệu quả, nhưng nhiều người Úc sống sót sau ung thư không thể sử dụng được, cụ thể những người ở nông thôn hoặc vùng xa xôi hẻo lánh”, tiến sĩ Smith nói. “Hệ thống sức khỏe cũng đang phải chịu rất nhiều căng thẳng để giải quyết gánh nặng sức khỏe tâm thần với nguồn cung ứng không đủ”.

Thêm vào đó, mặt đối mặt không phải bao giờ cũng là một mô hình điều trị mà tất cả các bệnh nhân thích, hoặc có khả năng tham gia, tiến sĩ Bamgboje-Ayodele nói. “Vì vậy, nhu cầu ngày một tăng về các can thiệp số hóa với quy mô có thể mở rộng để giải quyết khoangrg trống lớn này”.

Theo lời tiến sĩ Smith, những can thiệp số hóa tự hướng dẫn đều có hứa hẹn đáng kể trong việc giải quyết nỗi sợ hãi chưa được đáp ứng về các nhu cầu liên quan đến tái phát ung thư và đem đến phương pháp điều trị kịp thời, dễ tiếp cận mà không bị giới hạn bởi nơi bệnh nhân sinh sống. Nhưng cho đến nay, nhiều can thiệp kỹ thuật số hiện tại đã cho thấy mức độ tương tác và hiệu quả còn hạn chế.

“Đây là lĩnh vực mới nổi nhưng các can thiệp số hiện thời để giảm thiểu nỗi sợ hãi tái phát bệnh tật hoặc không sử dụng những chiến lược hành xử nhận thức khác mà chúng tôi biết là đặc biệt hiệu quả trong việc giảm bớt nỗi sợ hãi hoặc không được thiết kế với nhiều thông tin đầu vào hoặc phản hồi từ những người sống sót sau ung thư”, ông nói.

Theo tiến sĩ Bamgboje-Ayodele, với việc tập trung vào các trải nghiệm của người sử dụng, các bài tập tương tác và phản hồi cá nhân hóa, iConquerFear có tiềm năng trong phục vụ các nhu cầu chăm sóc sức khỏe liên quan đến tái phát ung thư, dễ tiếp cận hơn và có thể mở rộng quy mô phục vụ hơn các phương pháp điều trị hiện hành.

“Những người tham gia cảm thấy họ kiểm soát được nỗi sợ hãi của mình và đang được hỗ trợ để làm theo khi họ trải qua các hoạt động này và đón nhận những phản hồi được hướng dẫn”, tiến sĩ Smith nói. “Chương trình này được thiết kế với những ví dụ liên quan gắn kết với những người sử dụng trong khi hỗ trợ những hành vi như tự kiểm tra và theo sát có thể giúp giảm thiểu rủi ro về khả năng căn bệnh ung thư quay trở lại”.

Nhóm nghiên cứu mới thực hiện một nghiên cứu, và xuất bản kết quả trên tạp chí Journal of Cancer Survivorship – để tìm hiểu về tiềm năng của can thiệp iConquerFear. Họ tìm ra là phần lớn trong số 54 người sống sót sau ung thư vú tham gia chương trình chứng tỏ sự giảm sút nỗi sợ hãi ngay sau khi tham gia chương trình và ba tháng sau khi sử dụng cách tiếp cận này. Khoảng một phần tư số người tham gia cũng báo cáo những cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng trong việc giảm nỗi sợ tái phát ung thư.

Dẫu việc tham gia vào các mô đun tiếp theo của chương trình đã suy giảm phần nào nhưng tiến sĩ Smith cho rằng, sự tiếp nhận và tham gia ban đầu với iConquerFear đã chứng minh sự hứa hẹn của nó như một công cụ can thiệp hiệu quả cho nỗi sợ tái phát ung thư.

“Chúng tôi thấy sự tiếp thu ban đầu, sự gắn kết và sự hứa hẹn giảm thiểu nỗi sợ hãi sự tái phát ung thư – tương đương với quy mô mà chúng tôi đã thấy trong những cuộc gặp mặt trực tiếp” tiến sĩ Smith nói. “Nó cho thấy, các can thiệp kỹ thuật số thực sự có thể cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ tâm lý xã hội và tạo điều kiện cho những người sống sót tự kiểm soát mình”.

Trong nghiên cứu tiếp theo của mình, nhóm nghiên cứu sẽ kết hợp với tổ chức Ovarian Cancer Australia để thực hiện một nghiên cứu quy mô thử nghiệm về lâm sàng kiểm soát ngẫu nhiên để tìm hiểu xem hiệu quả của iConquerFear đến đâu trước khi bắt tay vào thực hiện một thử nghiệm ở quy mô toàn diện.

Dự án này thu hút mối quan tâm quốc tế từ nhiều công ty phát triển liệu pháp điều trị khác nhau . Blue Note Therapeutics, một công ty chuyên về liệu pháp số có trụ sở ở Mĩ, gần đây đã xin li xăng iConquerFear và chương trình ConquerFear để phát triển một sản phẩmcho thị trường Bắc Mĩ.

“Chúng tôi sẵn sàng mở để khám phá các mô hình thương mại với các đối tác để có thể tối đa hóa khả năng sử dụng và tác động của iConquerFear ở Australia và ngoài biên giới quốc gia”, tiế sĩ Smith nói.

Anh Vũ tổng hợp

Nguồn: https://medicalxpress.com/news/2022-08-digital-tool-cancer-survivors-cope.html

https://www.heraldsun.com.au/lifestyle/smart/unsw-digital-tool-helps-cancer-survivors-overcome-fear-of-recurrence/news-story/838e132d15f75f66047a419740df0a98

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)