Ong bắp cày có giá trị với hệ sinh thái, nền kinh tế và sức khỏe như ong mật
Những con ong bắp cày xứng đáng được coi là có giá trị cao như những loài côn trùng khác như ong mật, do vai trò của chúng như kẻ săn mồi, kẻ thụ phấn…, theo một bài báo do các nhà khoa học ở UCL và trường đại học East Anglia thực hiện.
Loài ong bắp cày giấy. Nguồn: MSU
Nghiên cứu “Ecosystem services provided by aculeate wasps” (Những dịch vụ hệ sinh thái do các con ong bắp cày có ngòi cung cấp) xuất bản trên Biological Reviews, nêu ra bằng chứng từ hơn 500 bài báo khoa học để đưa ra nhận xét về cách khoảng 33.000 loài ong bắp cày có nọc đóng góp vào hệ sinh thái mà chúng tham gia và cách điều này có thể đem lại lợi ích cho nền kinh tế, sức khỏe con người và xã hội.
Giáo sư Seirian Sumner (Trung tâm nghiên cứu Đa dạng sinh học và môi trường UCL), tác giả chính của công trình, cho biết: “Ong bắp cày là một trong những loài côn trùng mà chúng ta vừa yêu và lại ghét. Nó bị cho là không giống như ong mật, không thụ phấn cho mùa màng của chúng ta và làm ra mật. Trong nghiên cứu trước, chúng tôi đã tìm ra là sự căm ghét ong bắp cày chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết về vai trò của ong bắp cày trong các hệ sinh thái và cách chúng có thể đem lại lợi ích cho con người vẫn được lan truyền rộng rãi”.
“Ong bắp cày ít được nghiên cứu hơn những loài côn trùng khác như ong mật, vì vậy chúng tôi giờ mới chỉ bắt đầu hiểu một cách đúng đắn về giá trị và tầm quan trọng của chúng trong các dịch vụ hệ sinh thái. Tại đây, chúng tôi đã nhìn nhận và đánh giá lại bằng chứng thuyết phục nhất và tìm thấy con bắp cày có thể có giá trị tương tự như những loài côn trùng được yêu thích như ong mật, nếu như chúng ta cho thêm chúng cơ hội chứng tỏ bản thân mình”.
Ong bắp cày còn là kẻ thụ phấn cho cây cối. Nguồn: Skynews
Những con ong bắp cày là những kẻ săn mồi hàng đầu, đe dọa mạng sống của những loài côn trùng khác. Việc các con côn trùng săn mồi – như hành động kiểm soát sinh học để bảo vệ mùa màng – có giá trị ít nhất 416 triệu đô la mỗi năm trên toàn thế giới. Đúng vây, con số này hầu như xem xét một cách hoàn toàn những đóng góp của kẻ săn mồi ong bắp cày. Nghiên cứu của họ nhấn mạnh vào cách vai trò của ong bắp cày như những kẻ săn mồi khiến cho chúng giá trị hơn với nông nghiệp. Ong bắp cày điều chỉnh dân số của động vật chân đốt giống như rệp vừng và sâu bướm, những loài vẫn phá hủy mùa màng. Các loài ong bắp cày cô độc có xu hướng trở thành các chuyên gia phù hợp vói việc quản lý dân số của một loài cụ thể trong khi các loài ong cắp cày sống theo đàn là những kẻ săn mồi phổ biến, có thể hữu dụng trong việc kiểm soát một phạm vi rộng các loài chuyên phá hoại mùa màng ở một địa phương.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các con ong bắp cày có thể được dùng như những hình thức kiểm soát côn trùng bền vững trong các quốc gia phát triển, đặc biệt trong những quốc gia nhiệt đới, nơi các nông dẫn có thể gia tăng số lượng những loài ong bắp cày địa phương ít nguy cơ rủi ro với môi trường tự nhiên. Giáo sư Sumner và đồng nghiệp mới xuất bản một nghiên cứu cho thấy các loài ong bắp cày phổ biến đều là những kẻ săn mồi hiệu quả, có thể kiểm soát các loài côn trùng với hai loại cây có giá trị kinh tế cao ở Brazil là ngô và mía đường.
Công trình này nhấn mạnh vào các dịch vụ thụ phấn do ong bắp cày thực hiện. Sự phụ phấn của côn trùng là sống còn với côn trùng và tầm quan trọng về kinh tế đã được đánh giá lớn hơn 250 tỉ đô la mỗi năm trên toàn thế giới.
Nguồn: MSU
Các nhà nghiên cứu tìm ra bằng chứng ong bắp cày thăm thú 960 loài cây khác nhau, trong đó có 164 loài cây hoàn toàn phụ thuộc vào sự thụ phấn của chúng như một số loài phong lan có đáp ứng tiến hóa để thu hút ong bắp cày mà chúng phụ thuộc, như một sự xuất hiện của một bộ phận bắt chước phần đuôi của ong bắp cày cái. Nhiều con ong bắp cày cũng là chuyên gia thụ phấn cho một lượng rất lớn cây cối, vì vậy các nhà nghiên cứu cho biết chúng có thể xứng đáng như “những kẻ thụ phấn dự trữ” nếu như một loài cây mất đi kẻ thụ phấn địa phương của chúng.
Nghiên cứu cũng miêu tả những tác dụng khác của ong bắp cày như nguyên liệu làm thuốc như nọc ong và dịch tiết có những đặc tính giống kháng sinh, trong khi nọc ong bắp cày màu vàng đã chứng tỏ có nhiều hứa hẹn trong điều trị ung thư. Ong bắp càu có thể còn là một nguồn thực phẩm giá trị như ấu trùng của chúng đã được săn lùng ở nhiều quốc gia nhiệt đới để ăn.
Đồng tác giả, tiến sĩ Alessandro Cini (Trung tâm nghiên cứu Đa dạng sinh học và môi trường UCL và trường đại học Florence) nói: “Chúng ta vẫn còn hiểu biết sơ sài về giá trị của ong bắp cày đối với mùa màng của chúng ta; chúng ta hi vọng bằng việc phục hồi danh tiếng đích thực của chúng, chúng ta có thể tìm ra nhiều giá trị từ những tạo vật thu hút này”.
Tác giả thứ nhất là Ryan Brock (trường đại học East Anglia) cho rằng: “Bên cạnh những loài côn trùng khác, nhiều loài ong bắp cày đang bị suy giảm số lượng bởi nhiều nguyên nhân như biến đổi khí hậu và mất nơi cư trú. Vì vậy cần nỗ lực để bảo tồn chúng và đảm bảo môi trường sống tiếp tục nhận được các dịch vụ sinh thái từ ong bắp cày”.
Anh Vũ tổng hợp
Nguồn: https://phys.org/news/2021-04-wasps-valuable-ecosystems-economy-human.html
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/brv.12719