Sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp công nghệ

Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property - IP), tài sản vô hình bao gồm hoặc là kết quả của sự sáng tạo, đổi mới, sáng chế và bí quyết (và bao gồm tất cả các quyền đối với công nghệ), đang trở thành một khía cạnh ngày càng quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp công nghệ mới nổi và khởi nghiệp. Trong bản tin này và các bản tín tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét các loại hình IP bao gồm bí quyết công nghệ và bí mật thương mại, sáng chế và bằng sáng chế, quyền tác giả và nhãn hiệu cũng như tầm quan trọng của IP, cách nhận biết các loại IP, các đặc điểm của từng loại IP và các cơ chế bảo hộ.

Tầm quan trọng của IP đối với các dự án khởi nghiệp công nghệ là rõ ràng. Chỉ một vài thập kỷ trước, phần lớn tài sản của các doanh nghiệp của Mỹ là hữu hình, như được mô tả trong Hình 1. Các tài sản vô hình như IP chiếm ~ 20% tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp về cơ bản đã bị đảo ngược; giá trị thị trường của S&P 500 (chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch) là ~ 80% tài sản vô hình và đến năm 2015, con số này là 87%.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, “toàn bộ nền kinh tế Mỹ dựa vào một loại hình IP nào đó, bởi vì hầu như mọi ngành đều tạo ra hoặc sử dụng nó”. Trong năm 2010, khoảng 28% việc làm và 35% GDP ở Mỹ là từ các ngành công nghiệp chuyên sâu về IP. Sự nhấn mạnh vào tài sản IP không chỉ giới hạn ở Mỹ; như được trình bày trong Hình 2, tài sản vô hình cũng chiếm ít nhất khoảng một phần ba, và thường là phần lớn,  giá trị ở các thị trường ở các nước khác. Tính đến tháng 9 năm 2013, khoảng 35% việc làm trong Liên minh châu Âu và 39% GDP đến từ các lĩnh vực dựa vào bằng sáng chế và các loại hình IP khác để hoạt động.

Hãy xem xét quy mô và tính chất của các giao dịch được thúc đẩy bởi IP. Ví dụ, Microsoft đã chi 8,5 tỷ USD để mua lại Skype và 6 tỷ USD để mua lại Quantive. SanDisk trả 327 triệu USD để mua lại Pliant Technology và Nuance mua lại Equitrac với giá 150 triệu USD. Apple, RIM và Microsoft hợp tác trả giá cao hơn Google để mua lại toàn bộ bằng sáng chế của Công ty Công nghệ Nortel (Canada) liên quan đến các lĩnh vực công nghệ truyền dẫn có dây, không dây và chất bán dẫn với giá 4,5 tỷ USD. Apple và Google đã hợp tác để mua danh mục đầu tư bằng sáng chế của Kodak liên quan đến việc nắm bắt, thao tác và chia sẻ hình ảnh số với giá 527 triệu USD. Microsoft đã bán một gói các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ nhắn tin di động, Web và tin nhắn tức thời cho Facebook với số tiền 550 triệu USD và mua bằng sáng chế của AOL bao gồm công nghệ Internet với giá 1,05 tỷ USD. InterDigital đã bán một loạt các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ 3G/LTE cho Intel với giá 375 triệu USD.

Hình 1. Tài sản hữu hình và vô hình của S&P 500
Nguồn: http://www.oceantomo.com/2015/03/04/2015-intangible-asset-market-value-study/

IP đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp mới nổi và khởi nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, để thành công thì doanh nghiệp này phải có lợi thế cạnh tranh; một số khía cạnh của doanh nghiệp – hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ – phải (hoặc ít nhất được thị trường biết đến) độc đáo, tốt hơn hoặc khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt đúng đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp trong một thị trường nơi các đối thủ cạnh tranh đã được thiết lập (và được tài trợ tốt). Thành công bền vững đòi hỏi một lợi thế cạnh tranh bền vững. Lợi thế cạnh tranh bền vững của các công ty công nghệ hầu như luôn xuất phát từ một số loại hình IP. Tuy nhiên, nếu không có cơ sở pháp lý thích hợp để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các đối thủ cạnh tranh sẽ có thể chiếm đoạt hoặc sao chép hợp pháp tính năng này và lợi thế cạnh tranh sẽ bị mất.

Ngoài việc cung cấp lợi thế cạnh tranh, IP có thể đóng góp vào sự thành công của một doanh nghiệp theo một số cách:

■ Các quyền có thể chứng minh đối với IP là một chỉ báo về khả năng thành công của một doanh nghiệp công nghệ. Một nghiên cứu về đầu tư mạo hiểm từ năm 1995 đến năm 2002 cho thấy các doanh nghiệp nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế) có khả năng thành công cao hơn 34% trong việc nhận được các vòng tài trợ vốn mạo hiểm tiếp theo.

■ Quyền đối với IP là tài sản của doanh nghiệp, thường là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định giá trị của doanh nghiệp.

■ Bằng sáng chế, có hiệu lực, là giấy chứng nhận chuyên môn của bên thứ ba.

■ IP (phổ biến nhất là bằng sáng chế) có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay ngân hàng.

■ IP có thể được sử dụng (thông qua cấp phép, cấp quyền hưởng lợi nhuận, chứng khoán, v.v..) để cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Hình 2. Tài sản vô hình của một số nước
Nguồn: http://www.oceantomo.com/2015/03/04/2015-intangible-asset-market-value-study/

IP cũng là “tiền bạc” của những người tham gia thành lập một startup công nghệ. Mỗi người tham gia (đồng sáng lập) vào một startup thường đóng góp vốn (tiền mặt hoặc tín dụng). Tuy nhiên, trong một startup công nghệ, ít nhất một người tham gia đóng góp IP và đóng góp này có thể thay cho vốn. (Các đóng góp cho startup có thể liên quan đến bất kỳ yếu tố nào cần thiết cho sự thành công của startup, chẳng hạn như tài nguyên, sự lãnh đạo và các kết nối).

Gần đây, cái gọi là mô hình mở làm kinh doanh đã trở nên nổi tiếng. Ví dụ bao gồm các côngxoocxiom khác nhau và cấp phép mã nguồn mở của phần mềm. Ngay cả những mô hình kinh doanh này hầu hết đều dựa vào bảo hộ IP.

Một doanh nhân khởi nghiệp công nghệ hiểu biết  sẽ đảm bảo sự độc quyền đối với IP của doanh nghiệp ở mức độ cao nhất có thể. Tuy nhiên, các quyền trong IP có thể vô tình bị mất bởi các hành động có vẻ vô tội, và việc không xem xét các quyền của bên thứ ba có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm bí mật kinh doanh, bằng sáng chế tiện ích, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và nhãn hiệu. Các thuật ngữ này đã biểu thị cả tài sản IP và cơ chế pháp lý để bảo hộ chúng. Những cơ chế này cung cấp một khuôn khổ cho việc thiết lập và duy trì các quyền trong IP. Một chiến lược sử dụng kết hợp các cơ chế pháp lý khác nhau cần được phát triển để tối đa hóa sự bảo hộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu của doanh nghiệp. Một số đặc điểm của các cơ chế pháp lý tương ứng được trình bày trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Các cơ chế bảo hộ IP của Hoa Kỳ

Cơ chế bảo hộ

Thời hạn

Luật

Đối tượng có thể được bảo hộ

Phạm vi bảo hộ

Các hình thức bảo hộ đồng thời

Bí mật kinh doanh (Trade secret)

Vô thời hạn

Luật tiểu bang (Đạo luật bí mật thương mại thống nhất)

Bất cứ thứ gì có thể giữ bí mật

Sao chép hoặc sử dụng

Nhãn hiệu

Nhãn hiệu (Trademark)

Thời hạn bảo hộ 10 năm, có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm

Đạo luật phổ thông tiểu bang; Các đạo luật tiểu bang; Quy chế liên bang

Bất kỳ thứ gì có khả năng xác định nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ

Sử dụng nhãn hiệu trong bối cảnh tạo ra bất kỳ khả năng nhầm lẫn nào đối với nguồn, tài trợ hoặc liên kết

Bí mật thương mại

Kiểu dáng công nghiệp

Bằng sáng chế tiện ích

Bản quyền

Bản quyền (Copyright)

70 năm sau khi tác giả cuối cùng chết hoặc nếu tác phẩm cho thuê, 95 năm kể từ khi xuất bản

Quy chế liên bang

Tác phẩm của tác giả

Sao chép các khía cạnh của tác phẩm được cấp bản quyền

Nhãn hiệu

Kiểu sáng công nghiệp

Bằng sáng chế tiện ích

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (mask work)

Kết thúc10 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc khai thác thương mại lần đầu tiên

Quy chế liên bang

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (hình ảnh, các mẫu ba chiều trong các lớp của một chip bán dẫn)

Sao chép các chip thuộc sáng chế

Bí mật thương mại

Nhãn hiệu

Bằng sáng chế tiện ích

Kiểu dáng công nghiệp (Design patent)

14 năm kể từ ngày cấp

Quy chế liên bang

Các khía cạnh phi chức năng của các thiết kế trang trí

Sử dụng kiểu dáng đã được cấp bằng sáng chế cho bất kỳ sản phẩm nào trong quá trình sản xuất hoặc bán hoặc chào bán sản phẩm đó

Bằng sáng chế tiện ích

Bản quyền

Nhãn hiệu

Bằng sáng chế tiện ích (Utility Patent)

20 năm kể từ ngày nộp đơn

Quy chế liên bang

Máy móc, quy trình sản xuất hoặc thành phần vật chất mới và hữu ích, hoặc cải tiến mới và hữu ích

Tạo ra, sử dụng, trao đổi, chào bản hay bán, nhập khẩu sản phẩm thuộc sáng chế

Bản quyền

Kiểu dáng công nghiệp

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn 

Nhãn hiệu

N.L.H. tổng hợp
Theo Technology Ventures

 

Tác giả

(Visited 29 times, 1 visits today)