Sự phá sản của Tập đoàn WorldCom: Bài học đối với các blue – chip trên thị trường chứng khoán VN
Sự phá sản của tập đoàn WorldCom và ảnh hưởng của nó tới chỉ số chứng khoán trên TTCK NewYork Vào ngày 19 tháng 07 năm 2002, chỉ số Dow Jones trên TTCK New York giảm 390,23 điểm và đạt mức 8019,26 điểm đã kéo theo sự sụt giảm của 30 cổ phiếu xuống 1360 điểm trong suốt 2 tuần và đưa chỉ số chứng khoán về mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 1998. Chỉ số chứng khoán này còn thấp hơn 216 điểm so với phiên giao dịch ngày 21/9 – một thời điểm mà chỉ số chứng khoán có giá trị thấp nhất sau vụ khủng bố 11/9.
Chỉ số chứng khoán Nasdaq giảm 37.8 và đạt mức là 1319.15 với mức giảm tương đương là 4.5% kéo dài trong 1 tuần, như vậy trong thời gian một năm, chỉ số Nasdaq đã giảm 35% giá trị.
Chỉ số Standard&Poor’s 500 giảm 33.81 và đạt mức 847.75 và tương đương với việc giảm 27% giá trị trong năm 2002.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này do 3 nguyên nhân chính sau: thứ nhất, các vụ scandal về tài chính của các tập đoàn của Mỹ ngày càng nhiều, trong đó có việc gian lận và làm trái các thủ tục kế toán; thứ hai, nhiều vụ buôn bán nội gián cổ phiếu được phanh phui; nguyên nhân cuối cùng là mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhà phân tích chứng khoán với các công ty mà họ phụ trách. Điển hình là đoàn WorldCom – một tập đoàn chuyên về cung cấp các dịch vụ điện thoại đường dài ở Mỹ. Giá trị cổ phiếu của tập đoàn này đã có lúc tăng lên 63.5$/ cổ phiếu vào ngày 18/6/1999. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2002, cơ quan điều tra của Mỹ đã điều tra về những gian lận tại WorldCom và đã phát hiện những gian lận tại đây lên tới 3,8 tỷ USD và giá trị cổ phiếu của WorldCom ngay lập tức giảm xuống mức 6.74$/ cổ phiếu và tiếp tục giảm cho đến ngày 25/6/2002 thì Tập đoàn đã tuyên bố phá sản.
Bài học đối với các blue – chip trên TTCK Việt Nam
TTCK Việt Nam được thành lập vào ngày 20/7/2000 theo quyết định 127/1998 của Thủ tướng Chính phủ, với nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý, điều hành việc buôn bán quản lý hệ thống giao dịch, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ mua bán, lưu ký thực hiện thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán. Ngay từ khi mới thành lập, TTCK chỉ có 4 công ty niêm yết và cho đến năm 2006, TTCK Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt. Chỉ số VN Index đã tăng 145% trong năm 2006, nay lại tiếp tục tăng thêm 56% đến ngày 12/3 vừa qua. Trong khi TTCK toàn cầu biến động mạnh, TTCK Việt Nam đã vượt lên ở vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Sự thu hút của TTCK ngày càng tăng một cách đột biến bởi vì trước đó bảy năm thị trường này chưa từng tồn tại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trên TTCK Việt Nam còn tiềm ẩn những rủi ro mà các nhà đầu tư có thể không lường hết được. Theo quỹ tiền tệ IMF, tỷ lệ p/e (price – earning ratio) (lợi nhuận đầu tư) của 20 công ty đứng đầu TTCK là 73,3 – một con số thể hiện mức độ “bong bóng” của TTCK Việt Nam.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở TTCK Việt Nam là: liệu nếu có một cuộc khủng hoảng về tài chính ở một trong những công ty lớn niêm yết trên TTCK (giả sử là cổ phiếu của công ty FPT chẳng hạn) thì sẽ có một cú sốc thực sự trên TTCK Việt Nam hay không? Và câu trả lời là có bởi vì một số lý do như sau:
Những nhà đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này không phải là các nhà đầu tư thực thụ nhằm kiếm được lợi nhuận từ công ty đầu tư mà là các nhà đầu cơ – những người chỉ quen kiếm lời bằng cách mua đi bán lại cổ phiếu. Do đó khi có một biến động của một loại cổ phiếu có giá trị lớn trên thị trường thì các nhà đầu tư sẽ bán tống bán tháo cổ phiếu, từ đó sẽ gây sự cố trên TTCK.
TTCK Việt Nam còn non trẻ nên việc giao dịch trên TTCK đều là các giao dịch theo “tin đồn”. Khi cổ phiếu của FPT niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh, giá khớp lệnh là 400.000 đồng/ cổ phiếu – gấp 40 lần so với mệnh giá. Liên tiếp 5 phiên sau đó giá FPT tăng trần với mức tăng 5%/phiên và đạt giá 510.000 đồng/cổ phiếu vào phiên ngày 20/12/2006. Chính cơ chế “tin đồn” đã đẩy giá cổ phiếu cao đến mức như thế.
Như vậy, giá cả của các cổ phiếu blue – chip ảnh hưởng rất mạnh tới TTCK Việt Nam; Để không rơi vào tình trạng như tập đoàn WorldCom trên sàn NYSE, các doanh nghiệp hàng đầu niêm yết trên TTCK Việt Nam cần tránh lặp lại “vết xe đổ” bằng mấy cách sau.
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp, mục tiêu trước mắt của doanh nghiệp là không nên tập trung vào quyền lợi của nhà đầu tư, mà nên tính đến lợi ích của nhân viên, khách hàng và đối tác kinh doanh. Phương châm “giá trị cổ đông” dựa trên cơ sở giá cổ phiếu đã không còn thích hợp, thay vào đó các công ty nên dành nhiều công sức cho việc xây dựng phương pháp quản trị, trong đó nên nâng cao tính toàn vẹn của hệ thống kinh doanh và tính chính xác của các số liệu hoạt động. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các nhân viên, cổ đông hiểu rõ thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Theo nghị định 75/ CP ngày 28/11/1996, UBCK NN không có chức năng quản lý niêm yết chứng khoán của các công ty. Như vậy sẽ là kẽ hở để các doanh nghiệp “bưng bít” thông tin thật sự của doanh nghiệp. Vì thế, trước hết, UBCK NN phải có nhiệm vụ là quản lý niêm yết chứng khoán của các công ty.
Cuối cùng, về thông tin. Vấn đề khó khăn nhất đối với nhà đầu tư là lựa chọn thông tin. Có hàng đống tài liệu đã được doanh nghiệp cung cấp, trong khi khả năng sử dụng chỉ đạt 1%, điều này đẩy nhà đầu tư vào tình trạng mơ hồ, mất phương hướng. Để tránh tình trạng này thì một số nhà đầu tư đã nhờ đến trung gian tài chính. Song đây chưa phải là giải pháp an toàn khi chính những phân tích viên có thể làm sai lệch thông tin vì lợi ích cá nhân… Giải pháp bây giờ là TTCK nên lựa chọn một số tiêu chí về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đặc trưng cho từng ngành nghề để nhà đầu tư có thể so sánh dễ dàng, xây dựng hệ thống “ngôn từ đánh giá” thống nhất trong báo cáo tài chính của công ty.
————-
* Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHNT
Chỉ số Standard&Poor’s 500 giảm 33.81 và đạt mức 847.75 và tương đương với việc giảm 27% giá trị trong năm 2002.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này do 3 nguyên nhân chính sau: thứ nhất, các vụ scandal về tài chính của các tập đoàn của Mỹ ngày càng nhiều, trong đó có việc gian lận và làm trái các thủ tục kế toán; thứ hai, nhiều vụ buôn bán nội gián cổ phiếu được phanh phui; nguyên nhân cuối cùng là mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhà phân tích chứng khoán với các công ty mà họ phụ trách. Điển hình là đoàn WorldCom – một tập đoàn chuyên về cung cấp các dịch vụ điện thoại đường dài ở Mỹ. Giá trị cổ phiếu của tập đoàn này đã có lúc tăng lên 63.5$/ cổ phiếu vào ngày 18/6/1999. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2002, cơ quan điều tra của Mỹ đã điều tra về những gian lận tại WorldCom và đã phát hiện những gian lận tại đây lên tới 3,8 tỷ USD và giá trị cổ phiếu của WorldCom ngay lập tức giảm xuống mức 6.74$/ cổ phiếu và tiếp tục giảm cho đến ngày 25/6/2002 thì Tập đoàn đã tuyên bố phá sản.
Bài học đối với các blue – chip trên TTCK Việt Nam
TTCK Việt Nam được thành lập vào ngày 20/7/2000 theo quyết định 127/1998 của Thủ tướng Chính phủ, với nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý, điều hành việc buôn bán quản lý hệ thống giao dịch, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ mua bán, lưu ký thực hiện thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán. Ngay từ khi mới thành lập, TTCK chỉ có 4 công ty niêm yết và cho đến năm 2006, TTCK Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt. Chỉ số VN Index đã tăng 145% trong năm 2006, nay lại tiếp tục tăng thêm 56% đến ngày 12/3 vừa qua. Trong khi TTCK toàn cầu biến động mạnh, TTCK Việt Nam đã vượt lên ở vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Sự thu hút của TTCK ngày càng tăng một cách đột biến bởi vì trước đó bảy năm thị trường này chưa từng tồn tại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trên TTCK Việt Nam còn tiềm ẩn những rủi ro mà các nhà đầu tư có thể không lường hết được. Theo quỹ tiền tệ IMF, tỷ lệ p/e (price – earning ratio) (lợi nhuận đầu tư) của 20 công ty đứng đầu TTCK là 73,3 – một con số thể hiện mức độ “bong bóng” của TTCK Việt Nam.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở TTCK Việt Nam là: liệu nếu có một cuộc khủng hoảng về tài chính ở một trong những công ty lớn niêm yết trên TTCK (giả sử là cổ phiếu của công ty FPT chẳng hạn) thì sẽ có một cú sốc thực sự trên TTCK Việt Nam hay không? Và câu trả lời là có bởi vì một số lý do như sau:
Những nhà đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này không phải là các nhà đầu tư thực thụ nhằm kiếm được lợi nhuận từ công ty đầu tư mà là các nhà đầu cơ – những người chỉ quen kiếm lời bằng cách mua đi bán lại cổ phiếu. Do đó khi có một biến động của một loại cổ phiếu có giá trị lớn trên thị trường thì các nhà đầu tư sẽ bán tống bán tháo cổ phiếu, từ đó sẽ gây sự cố trên TTCK.
TTCK Việt Nam còn non trẻ nên việc giao dịch trên TTCK đều là các giao dịch theo “tin đồn”. Khi cổ phiếu của FPT niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh, giá khớp lệnh là 400.000 đồng/ cổ phiếu – gấp 40 lần so với mệnh giá. Liên tiếp 5 phiên sau đó giá FPT tăng trần với mức tăng 5%/phiên và đạt giá 510.000 đồng/cổ phiếu vào phiên ngày 20/12/2006. Chính cơ chế “tin đồn” đã đẩy giá cổ phiếu cao đến mức như thế.
Như vậy, giá cả của các cổ phiếu blue – chip ảnh hưởng rất mạnh tới TTCK Việt Nam; Để không rơi vào tình trạng như tập đoàn WorldCom trên sàn NYSE, các doanh nghiệp hàng đầu niêm yết trên TTCK Việt Nam cần tránh lặp lại “vết xe đổ” bằng mấy cách sau.
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp, mục tiêu trước mắt của doanh nghiệp là không nên tập trung vào quyền lợi của nhà đầu tư, mà nên tính đến lợi ích của nhân viên, khách hàng và đối tác kinh doanh. Phương châm “giá trị cổ đông” dựa trên cơ sở giá cổ phiếu đã không còn thích hợp, thay vào đó các công ty nên dành nhiều công sức cho việc xây dựng phương pháp quản trị, trong đó nên nâng cao tính toàn vẹn của hệ thống kinh doanh và tính chính xác của các số liệu hoạt động. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các nhân viên, cổ đông hiểu rõ thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Theo nghị định 75/ CP ngày 28/11/1996, UBCK NN không có chức năng quản lý niêm yết chứng khoán của các công ty. Như vậy sẽ là kẽ hở để các doanh nghiệp “bưng bít” thông tin thật sự của doanh nghiệp. Vì thế, trước hết, UBCK NN phải có nhiệm vụ là quản lý niêm yết chứng khoán của các công ty.
Cuối cùng, về thông tin. Vấn đề khó khăn nhất đối với nhà đầu tư là lựa chọn thông tin. Có hàng đống tài liệu đã được doanh nghiệp cung cấp, trong khi khả năng sử dụng chỉ đạt 1%, điều này đẩy nhà đầu tư vào tình trạng mơ hồ, mất phương hướng. Để tránh tình trạng này thì một số nhà đầu tư đã nhờ đến trung gian tài chính. Song đây chưa phải là giải pháp an toàn khi chính những phân tích viên có thể làm sai lệch thông tin vì lợi ích cá nhân… Giải pháp bây giờ là TTCK nên lựa chọn một số tiêu chí về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đặc trưng cho từng ngành nghề để nhà đầu tư có thể so sánh dễ dàng, xây dựng hệ thống “ngôn từ đánh giá” thống nhất trong báo cáo tài chính của công ty.
————-
* Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHNT
Nguyễn Thế Anh*
(Visited 59 times, 1 visits today)