Tại sao nhà máy Tesla của Elon Musk chỉ là nhà máy trong mơ?
Sản xuất của Tesla ở Fremont sẽ được tự động hóa cao độ – liệu có quá xa vời?
Elon Musk tin tưởng chắc chắn rằng ông ta sẽ làm được cái mà các nhà sản xuất ô tô khác không thể làm được – một nhà máy tự động hóa hoàn toàn. Tuy nhiên những vấn đề ở Tesla Model 3 cho thấy, vấn đề lại không đơn giản như vậy. Mục tiêu này còn khá xa vời.
Sản xuất Tesla ở Fremont phần lớn là tự động
Việc sản xuất Model-3 hoàn toàn tự động hóa đã không thực hiện được. Ông chủ của tập đoàn Tesla Elon Musk mới đây đã thừa nhận trước truyền thông về điều này và sau đó cả trên Twitter: “Chủ trương thái quá về tự động hóa tại Tesla là một sai lầm. Nói chính xác đó là sai lầm của tôi. Yếu tố con người đã bị đánh giá thấp.“ Việc sản xuất Model 3 tại nhà máy Frement đã bị đình lại nhiều ngày theo quyết định của Musk để “cải thiện khâu tự động hóa”. Theo một US Blogs thì từ tháng sau nhà máy sẽ chạy hết công suất để thực hiện tốt nhất mục tiêu về sản lượng đã đề ra trước đó. Tầm nhìn rực sỡ về một nhà máy hoàn toàn tự động hóa của Musk đã có những vết rạn. Điều này không bất ngờ đối với các chuyên gia như Michael Schenk. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Wirtschafts Woche Online, vị giám đốc Viện Fraunhofer về vận hành nhà máy và tự động hóa (IFF) đã phân tích, tại sao tự động hóa hoàn toàn ở một nhà máy còn là chuyện xa vời và tự động hóa chưa chắc đã là giải pháp hiệu quả nhất về kinh tế.
Thưa giáo sư Schenk, Elon Musk đã thừa nhận, tầm nhìn của ông ấy về “máy móc làm ra máy móc” đã không vận hành được như ông ấy từng quả quyết. Điều này có làm ông ngạc nhiên?
Michael Schenk: Không, tôi không hề ngạc nhiên. Đằng sau ý tưởng này là một đòi hỏi rất cao về khả năng thích ứng và trí tuệ nhân tạo của máy móc hoặc thậm chí của cả một hệ thống sản xuất. Mức độ phức tạp của các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau ở đây rất lớn. Chúng ta chưa thể thực hiện được dạng này trong điều kiện hiện nay.
Như vậy có nghĩa là sản xuất tự động hóa hoàn toàn còn có những hạn chế.
Đúng thế. Chúng ta hiện đang hết sức nỗ lực nghiên cứu về vấn đề này, nhưng đang ở giai đoạn đầu. Trước khi tự động hóa hoàn toàn một nhà máy thì phải số hóa toàn diện nó. Điều đó có nghĩa là phải cố gắng thu thập thật nhiều số liệu quan trọng của quá trình sản xuất cũng như của sản phẩm. Muốn thế phải có các công nghệ cần thiết để giám sát mọi quy trình sản xuất và các số liệu về sản phẩm. Và cần có các công cụ và sự hiểu biết để thực hiện sự phân tích sau đó. Chỉ khi nào sự hiểu biết của chúng ta về mọi quy trình sản xuất, các yếu tố tác động khác nhau và các điều kiện khung không chỉ là các giá trị tương đối mà phải hết sức chính xác và dựa trên những dữ liệu thực, mới thu thập được, thì chúng ta mới có thể tiến hành tự động hóa toàn diện. Tiếc rằng chúng ta chưa đạt được mức độ đó ở mọi lĩnh vực.
Điều đó làm chúng ta tưởng rằng chúng ta có thể làm được, tại sao lại như vậy, thưa giáo sư?
Một phần cũng do trong quá khứ phần lớn các doanh nghiệp chưa thật nỗ lực về số hóa. Ngày nay muốn số hóa một cách có hệ thống các nhà nghiên cứu và các kỹ sư phải biết rút ra những hiểu biết của họ về quá trình vận hành của máy móc. Từ đó họ rút ra được bài học, sự sản xuất tự động hóa sẽ diễn ra như thế nào và cần phải làm gì để thực hiện được điều đó. Tuy nhiên, ở đây chúng ta còn đang trong giai đoạn phát triển.
Với máy học vấn đề cũng tương tự. Nhà máy tự động hóa hoàn toàn cần có một máy có khả năng cùng suy nghĩ và qua đó có thể tự động thích ứng với những điều kiện bị thay đổi và có khả năng phản ứng linh hoạt. Sau khi có sự hạn chế về trí tuệ nhân tạo thì vấn đề đạo lý có vai trò quan trọng. Ngày nay giới chuyên môn hầu như đều nhất trí, thực ra chúng ta không muốn có máy móc có thể độc lập suy nghĩ. Con người phải dành cho mình quyền kiểm soát. Khi máy móc không chịu sự kiểm soát và có thể tự động ra quyết định, thì chúng ta hầu như không còn có thể tác động vào hành động của chúng. Với cách nhìn của ngày nay, xét về mặt kinh tế thì không thể dự báo và điều tiết sản xuất đúng 100%. Điều này chúng ta cũng không muốn, chí ít trong môi trường sản xuất. Với các quan điểm như vậy thì một nhà máy tự động hóa hoàn toàn trong bối cảnh hiện nay là không thực tế – với Elon Musk cũng vậy.
Nếu tin được vào những gì mà báo chí đưa tin thì ông ta đã tỏ ra lo lắng trước sự thành công của hệ thống tiền nhiệm KI-Systems AlphaGo Zero. Các vị chắc chắn còn nhớ phần mềm trò chơi Alpha Go hồi năm ngoái, nó chỉ dựa hoàn toàn vào quy tắc và hoàn toàn không tích lũy thêm tri thức và đã tự trau dồi cuối cùng chơi giỏi hơn tất cả các đại kiện tướng của ván cờ. Điều này dựa trên nền tảng công nghệ có tên là DeepMind và hoạt động trên cơ sở mạng lưới thần kinh. Hiệu ứng học tập của hệ thống này quả rất ấn tượng nhưng cũng đáng sợ. Nó thật sự huyền bí. Với tôi nó rất giống một cái hộp đen, người ta có thể vứt một cái gì đó vào đầu vào của hộp nhưng không biết sẽ nhận được cái gì sau đó.
Tuy vậy Elon Musk vẫn nghĩ rằng, ông ta vẫn có thể có được một nhà máy có độ tự động hóa rất cao tại Tesla. Chính vì thế trong quá khứ ông ấy luôn diễu cợt các nhà sản xuất ô tô đã thành danh, vì họ luôn cho rằng đó là điều không thể. Đây là một ví dụ điển hình về “leo cao, ngã đau”?
Elon Musk coi nhẹ vai trò quan trọng của con người trong sản xuất, điều đó đáng ra chúng ta nên nói rõ cho ông ta biết. Tuy nhiên đối với một số lĩnh vực thì điều này không còn là chuyên tương lai mà nó đã diễn ra như sự tích hợp các robot hỗ trợ, robot di động hay cố định cùng với con người trong quá trình sản xuất. Ở châu Âu cũng như trên toàn thế giới người ta đang nghiên cứu về robot có khả năng hỗ trợ con người một cách linh hoạt trong sản xuất. Các nhà khoa học của chúng tôi tại Fraunhof IFF đang đẩy mạnh nghiên cứu về các hệ thống này. Điều này liên quan chặt chẽ với công nghiệp 4.0 và cá nhân hóa ngày càng tăng đối với các sản phẩm. Vì vậy quá trình sản xuất cũng như cả nhà máy cần có sự co giãn hơn, nhiều module hơn và không bố trí quá cứng nhắc. Trong những trường hợp như thế này người ta muốn xóa bỏ giây chuyền sản xuất chỉ có rô bốt và vắng bóng con người, hoàn toàn theo hướng sản xuất linh hoạt, làm sao liên kết được con người với robot hỗ trợ một cách tự nguyện. Con người điều khiển, lên kế hoạch và hành động còn rô bốt giúp con người ở những nơi có thể và cần hỗ trợ. Chúng ta không thể hoàn thành công việc mà không cần có sự hiện diện của con người. Một phần như đã nói về sự cấm kỵ đối với loại máy có khả năng suy nghĩ hoàn toàn độc lập. Mặt khác vì về mặt kỹ thuật chúng ta chưa có khả năng thực hiện điều đó. Dù có nghiên cứu đến đâu đi nữa thì các robot vẫn chưa thể có các khả năng vốn là thuộc tính của con người. Sự phản ứng linh hoạt, hành động theo kinh nghiệm đã tích lũy được cũng như khả năng học hỏi, đó là những điều mà con người vẫn hơn hẳn máy móc.
Điều đó có nghĩa là, ngay cả Elon Musk cũng sẽ không nhanh chóng có được một nhà máy hoàn toàn tự động hóa như ông ta mơ ước?
Đúng thế. Trừ khi những chiếc xe sản xuất ở nhà máy đó có cấu trúc tương đối đơn giản và không khác nhau là mấy. Sản phẩm càng phức tạp và có tính đặc thù cao bao nhiều thì việc lắp ráp càng khó khăn hơn bấy nhiêu. Như đã trình bầy, xây dựng và điều hành một nhà máy có tính linh hoạt cao và hoàn toàn tự động là hết sức khó khăn. Tôi tin rằng còn phải chờ một thời gian nữa.
Hơn nữa cần phải nhớ rằng, tự động hóa bao giờ cũng rất tốn kém tiền của. Điều này cũng thấy rõ ở Tesla qua tính toán của các nhà phân tích: Với việc tự động hóa chi phí cho nhà máy tăng cao đòi hỏi có nguồn vốn lớn. Trong điều kiện đó muốn có lợi nhuận nhất thiết phải đạt được năng suất lao động rất cao. Nếu không giá thành cho một chiếc ô tô sẽ quá cao. Nếu đặt khoản chi phí này lên khách hàng thì loại xe này hầu như khó có ai kham nổi.
Muốn tự động hóa cũng phải biết tính toán. Mà điều này lúc này tôi chưa thấy ở Tesla. Vì thế cho nên cũng phải mất một khoảng thời gian nữa mới có thể ra đời một nhà máy như vậy.
Nguyễn Hoài dịch