Tản mạn từ những trò chơi truyền thống
Cho đến nay, sau một thập niên trôi qua, trong khi các chương trình truyền hình được đổi mới với nhiều trò chơi rất hấp dẫn đang thu hút đông đảo khán giả truyền hình dài dài có thể kể đến như: Ai là triệu phú, Đường lên đỉnh Olympia, Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng, Trò chơi âm nhạc..., thì không ít những trò chơi vang bóng một thời nay trở thành dĩ vãng: SV, Trò chơi liên tỉnh, Bảy sắc cầu vồng, Từ ánh mắt đến trái tim...
Tại sao vậy? Nếu nhìn dưới góc độ của kinh tế học hay marketing thì câu trả lời thật là đơn giản. Bất kỳ một ai, khi xem một chương trình trò chơi truyền hình đều mong muốn nhận được điều gì đó bổ ích, hấp dẫn, một câu trả lời thông minh, một cách ứng xử tinh tế, một hành động, một hình ảnh đẹp, ít ai muốn xem và cổ vũ cho những chương trình không hấp dẫn, có nhiều hành động gượng ép, trừ khi đó là đội nhà. Đây chính là hai điểm hoàn toàn trái ngược của hai nhóm trò chơi nêu trên.
Đối với những trò chơi cá nhân, hình như khi độc lập một mình, thì khả năng thể hiện sự thông minh sáng tạo của mỗi người sẽ dễ dàng hơn nhiều, những bài hùng biện rất hay của các sinh viên trong chương trình SV, sự đoán ý rất nhanh, những câu trả lời sắc sảo trong chương trình đường lên đỉnh Olympia nhận được không ít sự tán thưởng của người xem. Tôi nhớ lần đầu tiên tổ chức chương trình đường lên đỉnh Olympia, khi người dẫn chương trình vừa nêu câu hỏi và chỉ trong câu hỏi có một ý rất nhỏ liên quan đến tết Trung thu thì một thí sinh đã đoán ngay ra từ hàng dọc là Đèn ông sao, trong khi chưa có bất kỳ một từ hàng ngang nào được mở ra.
Ngược lại, đối với những trò chơi có sự phối hợp của tập thể, hình như có cái đó lúng túng, gượng ép. Trò chơi liên tỉnh chỉ được tổ chức đến lần thứ hai, SV2000 được quảng cáo rầm rộ như thế, nhưng là một thất bại rất lớn, khi xem người ta cảm thấy nó nhạt nhạt thế nào ấy, nhất là những phần thi tập thể. Có một lần, trong chương trình Bảy sắc cầu vồng, một đội bốc trúng câu hỏi đưa ra hành động để thể hiện biển báo giao thông là đường trơn trượt. Một bạn nam đã cố gắng đưa ra thông điệp của mình bằng mọi cách, nhưng bạn nữ chẳng hình dung ra gì cả và đưa ra những câu trả lời rất buồn cười. Chắc không ít người xem chương trình Ở nhà chủ nhật (trong những lần phát sóng đầu tiên) không ít lần phải chứng kiến những cảnh dở khóc dở cười của những cặp vợ chồng chơi trò đoán ý (phần đó nay đã được cắt bỏ), hay khi xem chương trình Từ ánh mắt đến trái tim, người xem thường được xem những ánh mắt xa lạ của những trái tim lạnh lùng…
Từ đây, có thể đặt câu hỏi phải chăng chúng ta đang gặp vấn đề về phối hợp, về làm việc nhóm hay thị hiếu của chúng ta không thích những hoạt động tập thể? Câu trả lời hình như thiên về vế thứ nhất hơn. Khi nói tới điều này, chắc không ít chúng ta nhớ ngay đến câu chuyện hài hước so sánh giữa người Việt Nam với người Nhật. Chuyện kể rằng một người Việt Nam bằng hai người Nhật, hai người Việt Nam bằng hai người Nhật, nhưng ba người Việt Nam không bằng một người Nhật. Cũng có người nói rằng mỗi người Việt Nam là một viên kim cương, mỗi người Nhật có thể chỉ là một hạt đất sét hết sức bình thường, nhưng khi nhập chung những viên kim cương lại thì chúng chỉ là một đống rời rạc, thậm chí, nếu có lực tác động, dồn nén thì chúng có thể tự làm vỡ nhau, ngược lại, khi nhập những hạt đất sét, những hạt xi măng nhỏ bé lại thì chúng lại tạo nên những công trình vĩ đại, lực nén càng nhiều, độ rắn chắc càng lớn. Mỗi viên kim cương là rất có giá trị, nhưng những công trình vĩ đại thì đáng giá hơn nhiều.
Đó chỉ là câu chuyện vui, nhưng trong thực tế hình như chúng ta chưa coi việc cùng phối hợp trong hoạt động kinh tế là điều cần thiết mà mỗi chúng ta luôn có tư tưởng muốn độc lập tác chiến hơn. Khi nhắc đến các hiệp hội, người ta hay nói đến chuyện “xé rào” của doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia hơn là sự tuân thủ, thống nhất để tạo ra sức mạnh, tiếng nói chung. Nhiều doanh nghiệp, khi lớn lên thường có xu hướng “ra ăn riêng”, chia tách để mỗi người lập doanh nghiệp riêng của mình (điều này xảy xa ngay cả đối với các thành viên trong một gia đình), chứ việc sáp nhập để tạo ra lợi thế theo quy mô là rất ít. Trong đợt tiếp xúc với các cử tri và các doanh nghiệp ở Đồng Nai vào cuối năm 2004, Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nói rất nhiều về điểm yếu trong việc kết hợp, tập hợp của các doanh nghiệp.
Nhìn chung, khi phối hợp cùng làm việc của nhiều thành viên, nhiều đơn vị, kết quả thường là một sự kết hợp theo kiểu “tôm – cua – cá” như mô tả của nhà báo Hữu Thọ trong tiểu phẩm báo chí “Chạy” được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành trong năm 2004.
Mặc dù không biết người phương Tây sau này sẽ đưa ra lý thuyết về hiệu quả kinh tế theo quy mô (economy of scale), lý thuyết trò chơi (game theory), trong đó nhấn mạnh đến vai trò của sự hợp tác, sự kết hợp hành động trong các cuộc chơi, nhưng ông cha ta đã hiểu rõ vai trò của nó và đúc kết vào câu thành ngữ rất đơn giản, nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Ai đó có óc khôi hài thì có thể nói rằng, nếu truy lại thời điểm ra đời câu thành ngữ này thì hình như người Việt chúng ta phát hiện ra lý thuyết về lợi thế kinh tế theo quy mô, lý thuyết cộng hưởng trong vật lý trước cả người Tây.
Đoàn kết để tạo ra sức mạnh tập thể, do sự cộng hưởng, phát huy lợi thế theo quy mô trong quá trình bảo vệ đất nước là một điển hình của người Việt Nam, nhưng việc đoàn kết trong quá trình xây dựng đất nước cần phải có một sự cố gắng rất nhiều đối với mỗi người. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tiến nhanh để sánh vai với các cường quốc năm châu, trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Đối với những trò chơi cá nhân, hình như khi độc lập một mình, thì khả năng thể hiện sự thông minh sáng tạo của mỗi người sẽ dễ dàng hơn nhiều, những bài hùng biện rất hay của các sinh viên trong chương trình SV, sự đoán ý rất nhanh, những câu trả lời sắc sảo trong chương trình đường lên đỉnh Olympia nhận được không ít sự tán thưởng của người xem. Tôi nhớ lần đầu tiên tổ chức chương trình đường lên đỉnh Olympia, khi người dẫn chương trình vừa nêu câu hỏi và chỉ trong câu hỏi có một ý rất nhỏ liên quan đến tết Trung thu thì một thí sinh đã đoán ngay ra từ hàng dọc là Đèn ông sao, trong khi chưa có bất kỳ một từ hàng ngang nào được mở ra.
Ngược lại, đối với những trò chơi có sự phối hợp của tập thể, hình như có cái đó lúng túng, gượng ép. Trò chơi liên tỉnh chỉ được tổ chức đến lần thứ hai, SV2000 được quảng cáo rầm rộ như thế, nhưng là một thất bại rất lớn, khi xem người ta cảm thấy nó nhạt nhạt thế nào ấy, nhất là những phần thi tập thể. Có một lần, trong chương trình Bảy sắc cầu vồng, một đội bốc trúng câu hỏi đưa ra hành động để thể hiện biển báo giao thông là đường trơn trượt. Một bạn nam đã cố gắng đưa ra thông điệp của mình bằng mọi cách, nhưng bạn nữ chẳng hình dung ra gì cả và đưa ra những câu trả lời rất buồn cười. Chắc không ít người xem chương trình Ở nhà chủ nhật (trong những lần phát sóng đầu tiên) không ít lần phải chứng kiến những cảnh dở khóc dở cười của những cặp vợ chồng chơi trò đoán ý (phần đó nay đã được cắt bỏ), hay khi xem chương trình Từ ánh mắt đến trái tim, người xem thường được xem những ánh mắt xa lạ của những trái tim lạnh lùng…
Từ đây, có thể đặt câu hỏi phải chăng chúng ta đang gặp vấn đề về phối hợp, về làm việc nhóm hay thị hiếu của chúng ta không thích những hoạt động tập thể? Câu trả lời hình như thiên về vế thứ nhất hơn. Khi nói tới điều này, chắc không ít chúng ta nhớ ngay đến câu chuyện hài hước so sánh giữa người Việt Nam với người Nhật. Chuyện kể rằng một người Việt Nam bằng hai người Nhật, hai người Việt Nam bằng hai người Nhật, nhưng ba người Việt Nam không bằng một người Nhật. Cũng có người nói rằng mỗi người Việt Nam là một viên kim cương, mỗi người Nhật có thể chỉ là một hạt đất sét hết sức bình thường, nhưng khi nhập chung những viên kim cương lại thì chúng chỉ là một đống rời rạc, thậm chí, nếu có lực tác động, dồn nén thì chúng có thể tự làm vỡ nhau, ngược lại, khi nhập những hạt đất sét, những hạt xi măng nhỏ bé lại thì chúng lại tạo nên những công trình vĩ đại, lực nén càng nhiều, độ rắn chắc càng lớn. Mỗi viên kim cương là rất có giá trị, nhưng những công trình vĩ đại thì đáng giá hơn nhiều.
Đó chỉ là câu chuyện vui, nhưng trong thực tế hình như chúng ta chưa coi việc cùng phối hợp trong hoạt động kinh tế là điều cần thiết mà mỗi chúng ta luôn có tư tưởng muốn độc lập tác chiến hơn. Khi nhắc đến các hiệp hội, người ta hay nói đến chuyện “xé rào” của doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia hơn là sự tuân thủ, thống nhất để tạo ra sức mạnh, tiếng nói chung. Nhiều doanh nghiệp, khi lớn lên thường có xu hướng “ra ăn riêng”, chia tách để mỗi người lập doanh nghiệp riêng của mình (điều này xảy xa ngay cả đối với các thành viên trong một gia đình), chứ việc sáp nhập để tạo ra lợi thế theo quy mô là rất ít. Trong đợt tiếp xúc với các cử tri và các doanh nghiệp ở Đồng Nai vào cuối năm 2004, Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nói rất nhiều về điểm yếu trong việc kết hợp, tập hợp của các doanh nghiệp.
Nhìn chung, khi phối hợp cùng làm việc của nhiều thành viên, nhiều đơn vị, kết quả thường là một sự kết hợp theo kiểu “tôm – cua – cá” như mô tả của nhà báo Hữu Thọ trong tiểu phẩm báo chí “Chạy” được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành trong năm 2004.
Mặc dù không biết người phương Tây sau này sẽ đưa ra lý thuyết về hiệu quả kinh tế theo quy mô (economy of scale), lý thuyết trò chơi (game theory), trong đó nhấn mạnh đến vai trò của sự hợp tác, sự kết hợp hành động trong các cuộc chơi, nhưng ông cha ta đã hiểu rõ vai trò của nó và đúc kết vào câu thành ngữ rất đơn giản, nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Ai đó có óc khôi hài thì có thể nói rằng, nếu truy lại thời điểm ra đời câu thành ngữ này thì hình như người Việt chúng ta phát hiện ra lý thuyết về lợi thế kinh tế theo quy mô, lý thuyết cộng hưởng trong vật lý trước cả người Tây.
Đoàn kết để tạo ra sức mạnh tập thể, do sự cộng hưởng, phát huy lợi thế theo quy mô trong quá trình bảo vệ đất nước là một điển hình của người Việt Nam, nhưng việc đoàn kết trong quá trình xây dựng đất nước cần phải có một sự cố gắng rất nhiều đối với mỗi người. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tiến nhanh để sánh vai với các cường quốc năm châu, trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Huỳnh Thế Du
(Visited 5 times, 1 visits today)