Than hoạt tính từ bã dong riềng
Đề tài chế tạo than hoạt tính từ bã thải củ dong riềng, từ đó ứng dụng để tách một số ion kim loại nặng trong nước của anh Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các công sự tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là một hướng nghiên cứu thiết thực, giúp các làng nghề giải quyết bài toán về ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra được nguồn nguyên liệu mới có ích.
Sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, một trong những địa phương nổi tiếng lâu đời với nhiều làng nghề làm miến, anh Nguyễn Trọng Nghĩa hiểu rất rõ những tồn tại này và đã cùng các công sự tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, nghiên cứu triển khai đề tài “chế tạo than hoạt tính từ bã thải củ dong riềng, từ đó ứng dụng để tách một số ion kim loại nặng trong nước”
Nhóm nghiên cứu của anh Nghĩa đã thu thập mẫu bã củ dong riềng rửa sạch, cắt nhỏ đến kích thước ≤ 1,2 mm, sấy khô ở 1000C. Các mẫu được đem tẩm tác nhân hoạt hóa ZnCl2 (kẽm Clorua) với tỷ lệ thích hợp, sau đó tiến hành nung ở các nhiệt độ và thời gian khác nhau trong môi trường khí N2. Khi kết thúc quá trình hoạt hóa các mẫu được làm nguội và rửa mẫu bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước nóng cho đến môi trường trung tính.
Mẫu sau khi sấy khô mẫu ở 1000C trong 12h, sẽ được nghiền mịn và kiểm tra đánh giá chất lượng như chụp SEM (đọc phiên âm tiếng Anh là ét-i-em) để xác định diện tích bề mặt, chỉ số Iốt ; Thử khả năng hấp phụ các ion như Fe2+ (sắt), Cu2 (đồng)+… trong nước
Có thể nói, đây là hướng nghiên cứu thiết thực giúp các làng nghề giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra được nguồn nguyên liệu mới có ích. Nhóm nghiên cứu cũng bày tỏ mong muốn triển khai mở rộng quy mô thực hiện để sớm trả lại môi trường trong lành cho các làng nghề làm miến tại Hưng Yên cũng như trên cả nước.