Thay đổi lối sống có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa tới 40% các ca sa sút trí tuệ

Uống rượu quá nhiều, phơi nhiễm các chất ô nhiễm không khí và các chấn thương đầu đều làm gia tăng nguy cơ rủi ro về sa sút trí tuệ, các chuyên gia cho biết điều đó khi đề cập đến 12 yếu tố liên quan đến lối sống của con người.

 850.000 người ở Anh mắc chứng sa sút trí tuệ.

Khoảng 50 triệu người trên khắp thế giới phải “sống chung với sa sút trí tuệ”, trong đó có 850.000 người ở Anh. Đến năm 2040, ước tính sẽ có 1,2 triệu người rơi vào trường hợp sa sút trí tuệ ở Anh và xứ Wales. Hiện vẫn chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Dẫu vậy, trong khi có một số yếu tố rủi ro dẫn đến sa sút trí tuệ không thể thay đổi, ví dụ như các gene cụ thể liên quan đến căn bệnh này, nhiều yếu tố có thể giảm nhẹ liên quan đến lối sống.

“Tiềm năng ngăn ngừa sa sút trí tuệ – anh có thể làm những điều để giảm bớt nguy cơ rủi ro sa sút trí tuệ cho cho mình, bất kể đang ở giai đoạn nào của cuộc đời”, Gill Livingston, giáo sư tâm thần học người cao tuổi tại trường College London và đồng tác giả của báo cáo 2020 của Lancet “Dementia prevention, intervention, and care”. Bà cho biết thêm những thay đổi trong lối sống có thể làm giảm đi những khả năng phát triển bệnh sa sút trí tuệ trong cả những ca có hay không có nguy cơ rủi ro cao về gene.

Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu trước đó về một phần ba trường hợp sa sút trí tuệ có thể được ngăn ngừa bằng việc giải quyết các nhân tố lối sống, bao gồm mất thính lực tuổi trung niên, trầm cảm, ít được học tập khi còn nhỏ và hút thuốc.

Nghiên cứu cũng cân nhắc các bằng chứng mới nhất, phần lớn từ các quốc gia thu nhập cao, với việc bổ sung thêm ba yếu tố rủi ro vào danh sách của mình. Nó cho thấy 1% các ca sa sút trí tuệ trên toàn thế giới là do uống nhiều rượu ở giai đoạn trung niên, 3% chấn thương đầu ở giai đoạn trung niên và 2% là kết quả của phơi nhiễm không khí ô nhiễm trong giai đoạn về già – dẫu họ cảnh báo là yếu tối cuối cùng có thể còn bị đánh giá chưa đúng mức về độ nguy hiểm.

Trong khi một số hành động có thể được giải quyết ở cấp độ cá nhân thì vẫn cần nhiều hành động ở cấp chính phủ để thay đổi, Livingston nói. Báo cáo cũng nêu một danh sách gồm chín đề xuất, trong đó bao gồm việc cải thiện chất lượng không khí và thúc dục các nhà hoạch định chính sách “có tham vọng để ngăn ngừa”.

Livingston đề cao chiến lược của ông Boris Johnson trong việc giải quyết bệnh béo phì và giảm thiểu trường hợp chết vì Covid-19, vì béo phì và thiếu luyện tập là một trong những yếu tố gây rủi ro dẫn đến sa sút trí tuệ. “Có thể rất hữu ích, đặc biệt nếu mọi người bắt đầu nghĩ về những yếu tố dẫn đến khả năng béo phì và khiến mọi người cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng xe đạp,” bà nói.

Livingston nói, 40% trường hợp rất lạc quan nhưng việc xác định dược 12 nhân tố rủi ro và giảm thiểu chúng không thể giải quyết hoàn toàn mọi vấn đề nhưng những bước nhỏ cũng có thể cải thiện được vấn đề. Nghiên cứu đã cho thấy, tỉ lệ mắc sa sút trí tuệ ở châu Âu và Bắc Mĩ đã sụt giảm khoảng 15% mỗi thập kỷ trong suốt ba thập kỷ qua – nguyên nhân là những thay đổi trong lối sống như giảm thiểu việc hút thuốc – ngay cả khi số lượng người ở tình trạng sa sút trí tuệ tăng khi con người sống thọ hơn.

Các nhà nghiên cứu đề xuất những thay đổi trong lối sống để giảm bớt nguy cơ rủi ro.

Tác động của những can thiệp về lối sống có khả năng hiệu quả bậc nhất với cả các cá nhân có mức sống thấp và các quốc gia thu nhập trung bình và thấp. “Tôi không nghĩ là có sự trùng hợp ngẫu nhiên về việc giảm tỷ lệ sa sút trí tuệ ở các quốc gia thu nhập cao với con người được giáo dục tốt hơn”, Livingston nói. “Nhưng chúng tôi đang chờ đợi vào năm 2050 là hai phần ba số người mắc sa sút trí tuệ sẽ giảm ở các quốc gia thu nhập thấp, nếu quỹ đạo này tiếp tục.”

Hiện chưa rõ ràng là liệu mọi nhân tố rủi ro đều hoàn toàn là một nguyên nhân hay là một hệ quả của sa sút trí tuệ. Báo cáo cho biết “trầm cảm có thể là một nhân tố rủi ro cho sa sút trí tuệ nhưng sa sút trí tuệ ở giai đoạn cuối đời có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm”.

Fiona Carragher, giám đốc nghiên cứu và là người có ảnh hưởng ở Alzheimer’s Society, nơi tham gia cấp kinh phí cho nghiên cứu này, đã kêu gọi thúc đẩy nghiên cứu về sa sút trí tuệ, và cảnh báo là các đóng góp thiện nguyện cho nghiên cứu y học đã giảm đi tới 40% trong ngân sách đầu tư cho nghiên cứu do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Việc tập luyện thường xuyên cũng có thể tạo ra sự khác biệt.

Fiona Matthews, giáo sư bệnh truyền nhiễm tại trường đại học Newcastle, nguwoif không tham gia vào nghiên cứu này, cho rằng sự tập trung vào lối sống không có nghĩa là con người cảm thấy mình đáng trách nếu có bệnh sa sút trí tuệ. “Chúng ta có thể hành động để giảm bớt nguy cơ rủi ro cấp độ cá nhân và xã hội nhưng ngay cả khi với những nhân tố rủi ro này thì cũng chỉ có ở 50% trường hợp sa sút trí tuệ”, bà nhấn mạnh và cho biết thêm là sự gia tăng nguy cơ không có nghĩa là chắc chắn phát triển thành sa sút trí tuệ.

Theo Matthews, việc giải quyết các nhân tố rủi ro liên quan đến lối sống về mặt các nhân và xã hội vẫn còn đóng vai trò quan trọng nhưng sự bất bình đẳng trong y học quần thể như trong thời kỳ Covid-19, phải được hướng đến. “Trong trường hợp chưa có biện pháp điều trị hoặc ngăn chặn sa sút trí tuệ, điều cốt lõi là giảm bớt nguy cơ rủi ro của từng người sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm sự gia tăng số lượng người mắc sa sút trí tuệ do lượng dân số đang bị già hóa”, bà nói.

Thanh Phương dịch

Nguồnhttps://www.theguardian.com/society/2020/jul/30/lifestyle-changes-could-delay-or-prevent-40-of-dementia-cases-study

 

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)