Trung Quốc thúc đẩy sản xuất ô tô tự lái

Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ ô tô tự lái, mục tiêu của họ là vượt qua những đối thủ lớn như Google và Tesla. Trong triển lãm ô tô Bắc Kinh 2016 này, khách tham quan rất bất ngờ khi các công ty ô tô nội địa Trung Quốc đã chú trọng đổi mới sáng tạo thay vì chỉ bắt chước. Trước đây, người ta nghĩ đổi mới chỉ có ở Thung lũng Silicon, nay điều đó đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Điểm nhấn của triển lãm ô tô năm nay là xe không người lái.


Một số mẫu xe đáng chú ý

Changnan: Hai mẫu xe không người lái của Changnan đã vượt hơn 2000 km từ trụ sở chính đến triển lãm Bắc Kinh. Hai chiếc xe này sử dụng hệ thống camera và radar để hoàn thành hành trình sáu ngày này. Nhà sản xuất cho biết, họ có thể duy trì hoặc chuyển làn đường, nhận biết các tín hiệu giao thông, đặt hành trình tự động và điều khiển bằng giọng nói.

Baidu và BMW: Hai ông lớn công nghệ này hợp tác với nhau và đưa ra sản phẩm là một chiếc xe không người lái, chiếc xe này đã tự chạy trên 30km ở đường phố Bắc Kinh và cũng đã chạy thử nhiều lần với những thao tác bao gồm quay đầu xe 180o, chuyển làn và chạy trên những đoạn đường dốc.

Geely và Volvo: Chủ sở hữu Trung Quốc của hãng xe Volvo của Thụy Điển cho biết, họ có kế hoạch cho chạy thử nghiệm 100 chiếc xe không người lái trong điều kiện giao thông “thường ngày”. Đây là bước tiến quan trọng cho việc thành lập các nhóm nghiên cứu, hợp tác Trung Quốc – Thụy Điển. Volvo cũng đang thử nghiệm xe không người lái ở Thụy Điển và Anh.

Ngoài những ông lớn kể trên, rất nhiều nhà sản xuất ô tô, công ty công nghệ, học viện cũng nghiên cứu về công nghệ ô tô không người lái.

Phân loại công nghệ “xe không người lái”

Đây là một công nghệ mới, còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, các nhà chức trách Mỹ đã phân loại ra năm cấp độ công nghệ “không người lái” sau:

Cấp độ 0: Không có tự động hóa, bạn phải tự lái.

Cấp độ 1: Một hoặc vài chức năng tự động hóa, chẳng hạn như kiểm soát điện tử ổn định.

Cấp độ 2: Kết hợp các chức năng tự động hóa: Ít nhất hai chức năng tự động đồng thời cùng liên kết hoạt động. Chẳng hạn như kết hợp chức năng kiểm soát hành trình có điều chỉnh với chức năng giữ làn đường.

Cấp độ 3: Tự lái nhưng bị giới hạn: Chiếc xe có thể tự lái “trong một số điều kiện giao thông cụ thể”, người lái chỉ cần điều khiển trong “một số trường hợp”, đây là mục tiêu mà Google và các dự án xe tự lái của Trung Quốc đang nhắm tới.

Cấp độ 4: Tự lái hoàn toàn, người lái không phải điều khiển gì.

Ai sẽ dẫn đầu công nghệ?

Đây là một câu hỏi chưa ngã ngũ. Nhưng rõ ràng công nghệ ô tô của Trung Quốc đang đặt mục tiêu dẫn đầu, còn Mỹ cũng vẫn đang đi tiên phong với rất nhiều phát minh từ trước. Hiện nay, trung tâm của các phát minh vẫn ở Thung lũng Silicon, và đây sẽ là nơi đưa ra ô tô tự lái sớm hơn. Nhưng dường như công chúng có thái độ trông chờ ô tô tự lái của Trung Quốc hơn bất kỳ nước nào khác. Và các nghiên cứu để sản xuất ô tô tự lái nhận được sự hỗ trợ rất lớn, có tính quyết định từ Chính phủ Trung Quốc.

Thu Quỳnh lược dịch
http://www.bbc.com/news/business-36136590

Tác giả

(Visited 4 times, 1 visits today)