Uống hết nước rồi ăn cả cốc*

Tờ The Guardian (Anh) cho rằng, những chiếc cốc ăn được của Loliware là tương lai của ngành thực phẩm trên thế giới


Cốc Loliware ăn được sau khi uống hết nước.

Những nhà khởi nghiệp: Chelsea Briganti và Leigh Ann Tucker, đã gặp nhau khi cùng theo học tại trường Parsons The New School for Design tại New York, và cùng tạo ra Loliware, một loại ly nước ăn được, tự phân hủy và trông giống như những cốc thủy tinh cổ điển màu sắc. “Loliware ra đời vì, là những nhà thiết kế, chúng tôi muốn nghịch ngợm sáng tạo với một loại vật liệu nhưng chúng tôi có một tầm nhìn lớn hơn rằng Loliware sẽ thay thế một tỉ lệ các các cốc nhựa bị vứt đi” Tucker cho biết.

Khoảnh khắc sáng tạo: Sau khi tốt nghiệp vào năm 2010, Briganti và Tucker (cùng với hai cựu sinh viên khác của đại học Parsons) đã tham gia một vài cuộc thi thiết kế. Trong cuộc thi Jell-O Mold, họ đã thiết kế một loại cốc nước ăn được, đã được thử nghiệm với một số vật liệu, bao gồm gelatin, trước khi quyết định chọn agar, một loại gel rong biển không mùi, không vị và có thể thêm vô số hương vị. Sản phẩm này, được đặt tên là Jelloware, đã giành được một giải thưởng cho tính toàn vẹn về cấu trúc và gây được tiếng vang lớn. Khi một người pha chế vodka Absolut (một loại vodka của Thụy Điển) yêu cầu đặt mua 60,000 chiếc cốc agar để sử dụng cho một buổi hòa nhạc ngoài trời, các nhà thiết kế nhận ra dự án với dự định ban đầu chỉ làm đẹp hồ sơ có thể trở thành một doanh nghiệp . Briganti và Tucker liền hợp tác để bước tiếp. (Hai người còn lại quyết định không theo đuổi dự án.)
Những người tạo xu hướng: Sản phẩm thử là một “hit” trong trong cuộc thi thiết kế, nhưng còn một chặng đường dài để có thể thương mại hóa được, vậy nên Briganti và Turkey đã bắt đầu giai đoạn phát triển sản phẩm trong gian bếp của họ ở căn hộ tại Brooklyn, tiếp tục những thử nghiệm với agar. Trong khi gelatin “có độ trong mờ đẹp, giống như thủy tinh,” Briganti giải thích “mùi của nó thật khó ngửi và hương vị thì kinh khủng.” Trong khi đó, agar, giữ được hình dạng của nó và có lợi thế là một sản phẩm ăn chay. Ưu tiên [sau đó] là hoàn thiện mùi vị. “Chúng tôi là những nhà thiết kế trở thành người nấu kẹo bất đắc dĩ,” cô nói. “Chúng tôi phải học cách làm thế nào để áp dụng kỹ năng thiết kế trong chuyện bếp núc”
Sự hỗ trợ ngọt ngào: Briganti và Turkey đã kiếm được hơn 10,000$ từ chiến dịch trên Kickstarter 2011 (Kickstarter là một công ty huy động vốn từ cộng đồng – crowdfunding) và đổi tên sản phẩm của họ thành Loliware. Các nhà thiết kế đã tổ chức những buổi tiệc để thử nghiệm sản phẩm và thuê các chuyên gia thực phẩm kiểm định nhằm giúp tăng hạn sử dụng cho sản phẩm. Họ đã thử nhiểu hương vị khác nhau, bao gồm: hương thảo, chanh gừng và bạc hà trước khi chọn vị cam quýt cho sản phẩm ra mắt của mình. “Loại cốc này có thể thích ứng linh hoạt với nhiều loại đồ uống, từ sâm panh cho đến Whiskey sour, hay Sangria,” Briganti cho biết.
Thêm một khoản 60,000$ từ các nhà đầu tư và nguồn tài trợ của Hot Bread Kitchen (một tổ chức phi lợi nhuận) ở Halerm giúp hai nhà thiết kế nhận được đơn đặt hàng từ AOL cho 600 chiếc ly dùng trong giải thưởng Adweek Brand Genius vào năm 2012.
Quỹ chất lỏng: Hai nhà thiết kế đang trong quá trình hợp tác với một nhà sản xuất nhằm sản xuất một số lượng lớn loại ly Loliware. Những công ty như Google và Disney “đang mòn mỏi đợi chờ chúng tôi ra mắt sản phẩm,” Briganti nói, cặp đôi này đã chuẩn bị cho việc gây quỹ vòng hai trong năm nay với mục tiêu là một triệu đô la và mở rộng thị trường ra toàn quốc. Những chiếc cốc này được bán trên trang web Loliware.com với giá 14,95 đô la cho một hộp 6 chiếc. (hiện nay là 15.99 USD cho một hộp 4 chiếc)
“Chúng tôi đã chuẩn bị trong một thời gian dài, và đây là thời điểm chúng tôi gây quỹ để làm ăn lớn và trải nghiệm giai đoạn phát triển mà chúng tôi biết rằng hoàn toàn khả thi,” Briganti cho biết.
Mục tiêu kế tiếp: Briganti và Tucker đang lên kế hoạch để thử nghiệm những chiếc ly với hình dáng, kích cỡ và thiết kế mới. Thậm chí, họ hi vọng có thể sản xuất chai nước Loliware.

*Câu chuyện diễn ra vào tháng 5 năm 2014 đăng tải trên tạp chí Entrepreneur.

Phương Thảo
dịch

Tác giả

(Visited 30 times, 1 visits today)