Vaccine Sputnik V được chứng minh hiệu quả tới 91,6 %
Hồi mùa thu 2020, Nga đã bị chỉ trích khá nhiều vì vaccine Sputnik V của mình nhưng ngay thì đã có kết quả khảo nghiệm đối với sản phẩm. Đáng chú ý là hiệu quả của Sputnik V đạt mức 91,6 % và hoạt chất của nó cũng tương tự như AstraZeneca, đồng thời của Nga có một loạt ưu điểm có ý nghĩa quyết định.
Vaccine Sputnik V đạt hiệu quả 91,6%
Người Nga đặt tên Sputnik V cho vaccine nhằm làm rõ vaccine corona đầu tiên trên thế giới được phê duyệt là một vấn đề có ý nghĩa chính trị đối với Nga. Thông điệp phát đi là “chúng tôi là người đầu tiên”, giống như năm 1957, khi vệ tinh Sputnik giành thắng lợi trong cuộc chạy đua vào không gian. Tuy nhiên cú sốc Sputnik lần này lại chỉ đem lại là những cái lắc đầu. Nguyên nhân là vì loại vaccine do Viện Gamaleja Moscow phát triển với tên khoa học là Gam-COVID-Vac, trái với mọi thông lệ, đã được phê duyệt một cách chóng vánh từ tháng 8 năm 2020, trước khi kết thúc giai đoạn nghiên cứu lâm sàng III, giai đoạn cuối cùng.
Do đó quốc tế đã lên tiếng chỉ trích. Nhiều nhà khoa học nói về “một cuộc thử nghiệm đầy rủi ro”, hơn nữa tham gia cuộc thử nghiệm này không chỉ có người Nga mà còn có nhiều người thuộc các quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Brasil, Mexico và Kazakhstan. Hồi tháng chín, nước Nga đã chuyển các lô vaccine của mình tới các nước này và cho đến nay, vaccine đã được đưa vào sử dụng trên 15 nước.
Giờ thì có thể gác lại cú sốc Sputnik. Các nhà nghiên cứu Nga đã công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ giai đoạn thử nghiệm lần thứ ba trên một tờ tạp chí chuyên đề có uy tín quốc tế là tạp chí The Lancet 1. Kết quả thử nghiệm trên hơn 20.000 người cho thấy hiệu quả của vaccine đạt trên 91,6%.
Hãng dược phẩm Astra của Anh chắc hẳn rất khó chịu trước kết quả của Sputnik V vì loại vaccine này cũng cùng loại vaccine như của AstraZeneca: Người ta đã cài vào con Adenovirus vô hại, đã biến đổi gene protein cấu trúc hình răng cưa vào con coronavirus. Adenovirus không nguy hiểm và được dùng như một vector, bản cấu trúc thiết kế này sẽ được đưa vào tế bào của con người, do đó các nhà khoa học gọi nó là vaccine vector. Khi thâm nhập vào tế bào, nó sẽ sản sinh ra nhiều loại protein răng cưa của Coronavirus và trong “cơn nguy biến” thì hệ thống miễn dịch sẽ được rèn luyện để kháng cự.
Vận chuyển lô Sputnik V tới El Alto, Bolivia.
Nhưng các nhà nghiên cứu Nga đã thực hiện một công việc này hoàn toàn khác, có ý nghĩa quyết định, so với các đồng nghiệp người Anh: Sputnik V sử dụng Adenovirus ở người và hình thành ở hai cấp, mỗi cấp sử dụng hai Adenovirus khác nhau. Trong lần tiêm chủng đầu tiên, adenovirus loại 26 (rAd26-S) hoạt động như một vật trung gian truyền bệnh, trong lần tiêm chủng thứ hai 2, tiến hành sau đó ba tuần, adenovirus loại 5 (rAd5-S) được gắn với bản thiết kế tăng đột biến mà các nhà khoa học vẫn gọi là “sự thúc đẩy dị tính”. Khi tiêm chủng đợt thứ nhất, con Adenovirus Typ 26 (rAd26-S) là vector, ở đợt tiêm chủng lần thứ hai, ba tuần sau Adenovirus Typ 5 (rAd5-S) sẽ được cấy bản thiết kế.
Qua cách làm này, các nhà khoa học Nga tránh được một mối nguy hiểm có thể xảy ra: hệ miễn dịch nhận ra Adenovirus là kẻ thù và tạo ra kháng thể để chống lại. Điều này có thể làm cho liều lượng tiêm chủng lần thứ hai bị kém hiệu quả. Vì nếu hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus vector với bản thiết kế răng cưa trước khi con virus này đưa được hàng vận chuyển quan trọng đến tế bào thì có khả năng tác dụng bảo vệ bị triệt tiêu.
Trên cơ sở này có thể lý giải vì sao hiệu lực của vaccine AstraZeneca giảm sút. Gần đây có nhiều cuộc tranh luận về hiệu quả của loại vaccine này. Nghiên cứu mới đây nhất cho thấy hiệu quả đạt khoảng 60 %.
Xuân Hoài dịch
Nguồn bài và ảnh: https://www.welt.de/wissenschaft/plus225556173/Russischer-Impfstoff-Das-hat-Sputnik-V-dem-Impfstoff-von-AstraZeneca-voraus.html
———————
1. “Safety and efficacy of an rAd26 and rAd5 vector-based heterologous prime-boost COVID-19 vaccine: an interim analysis of a randomised controlled phase 3 trial in Russia”.
Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(21)00234-8/fulltext