200 đại học hàng đầu châu Á

Hàng năm Công Ty Đánh Giá Đại Học - QS World University Rankings – công bố kết quả đánh giá đại học trên khắp thế giới dựa theo 6 tiêu chuẩn tuyển chọn:

(i) Thang điểm về danh tiếng đại học (Academic reputation score), (2) thang điểm danh tiếng về tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại các doanh nghiệp nỗi tiếng (Employer reputation score), (3) thang điểm về sỉ số sinh viên/giáo sư (Faculty – student ratio score), (4) thang điểm về giảng dạy cho quốc tế (International Faculty score), (5) thang điểm về số lượng sinh viên quốc tế (International students score), và (6) thang điểm về tài liệu nghiên cứu (publication) được ghi trong tài liệu tham khảo (citations per Faculty score). Từ 6 thang điểm này kết hợp thành thang điểm tổng kết (Overall score) đánh giá của mỗi đại học.

Đầu tháng 9/2012, cơ quan đánh giá QS đã công bố kết quả toàn cầu

(đọc http://khoahocnet.com/2012/09/12/tran-dang-hong-phd-200-dai-hoc-hang-dau-the-gioi-nam-2012/).

Theo đó danh sách quốc gia có tên trong danh sách 200 đại học hàng đầu Á Châu năm 2012 bao gồm:
1.   Nhật Bản: 56 đại học.
2.   Trung quốc: 48 đại học
3.   Đại Hàn (Nam Hàn): 31 đại học
4.   Đài Loan: 20 đại học
5.   Ấn Độ: 11 đại học
6.   Thái Lan: 9 đại học
7.   Hồng Kông: 8 đại học
8.   Mã Lai: 8 đại học
9.   Indonesia: 6 đại học
10. Phi Luật Tân: 4 đại học
11. Singapore: 2 đại học
12. Pakistan: 2 đại học

Trong đó các quốc gia không có thay đổi số lượng đại học trong danh sách trong 2 năm 2011 và 2012 là Hồng Kông (6 đại học), Mã lai (5 đại học), Philippines (2 đại học), Ấn Độ (8 đại học), Singapore (2 đại học), Pakistan (1 đại học).

Quốc gia có gia tăng đại học trong danh sách là  Trung quốc (từ 14 năm 2011 lên 20 năm 2012), Hàn Quốc (từ 16 năm 2011 lên 19 năm 2012), và Đài Loan (từ 11 năm 2011 lên 12 năm 2012).

Quốc gia giảm số đại học trong danh sách là Nhật Bản (từ 26 năm 2011 xuống 25 năm 2012), Thái Lan (từ 5 năm 2011 xuống 3 năm 2012), Indonesia (từ 4 năm 2011 xuống 1 năm 2012).

Quốc gia có đại học số 1 châu Á vẫn là Hồng Kông, năm 2012 là The Hong Kong University of Science and Technology (nhảy lên từ hạng 3 năm 2011) , trong lúc năm 2011 hạng 1 là University of Hong Kong, năm 2012 tụt xuống hạng 3 của Châu Á.

National University of Singapore (NUS) của Singapore vẫn giữ hạng 2 suốt trong 2 năm.

Seoul National University số 1 của Hàn Quốc nhảy từ hạng 6 năm 2011 lên hạng 4 năm 2012, và đại học Korea Advanced Institute of Science & Technology nhảy từ hạng 11 năm 2011 lên hạng 7 năm 2012.

The University of Tokyo số 1 của Nhật tụt từ hạng 4 năm 2011 xuống hạng 8 năm 2012.

Đại học Peking University số 1 của Trung quốc nhảy vọt từ hạng 13 năm 2011 lên hạng 6 năm 2012.

Đại học dẫn đầu của Đài Loan là National Taiwan University (NTU) tăng từ hạng 21 năm 2011 lên hạng 20 năm 2012.

Đại học số 1 của Thái Lan là  Mahidol University tụt từ hạng 34 năm 2011 xuống 38 năm 2012.

Đại học số 1 của Mã Lai là  Universiti Malaya (UM) tăng từ hạng 39 năm 2011 lên hạng 35 năm 2012.

Đại học số 1 của Indonesia là University of Indonesia tụt hạng từ 50 năm 2011 xuống hạng 59 năm 2012.

Đại học số 1 của Phi Luật Tân là University of the Philippines tụt từ hạng 62 năm 2011 xuống 68 năm 2012.

Vị  trí của Đại học Việt Nam

Việt Nam không có trong danh sách 100 đại học hàng đầu châu Á năm 2011, cũng  không hiên diện trong số 200 đại học hàng đầu Á Châu năm 2012.

Nếu truy tầm thêm trong danh sách tới 300 đại học Á Châu thì Viêt Nam có 1 đại học duy nhất là Vietnam National University Hanoi, trong lúc đó Hàn Quốc có 55 đại học, Mã Lai 15 đại học, Thái Lan 12 đại học, Indonesia 10 đại học và Philippines 5 đại học nằm trong danh sách 300 đại học hàng đầu châu Á.

Đại học Quốc Gia Việt Nam tại Hà Nội với 4 ngàn năm văn hiến nằm đồng hạng với các đại học tỉnh lẻ như Walailak University của Thái Lan, hay University of Brawijaya và Diponegoro University của Indonesia.

 

 

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)