Làm gì khi con bạn nói “Con ghét mẹ”?
Tôi không thể nào quên được lần đầu tiên khi cậu con trai lớn của tôi, lúc đó chừng sáu tuổi đã vênh cái mặt méo đi vì giận dữ và thốt ra câu: “Con ghét mẹ” khi tôi không mua cho nó một bộ đồ chơi mới.
Tôi không thể nào quên được lần đầu tiên khi cậu con trai lớn của tôi, lúc đó chừng sáu tuổi đã vênh cái mặt méo đi vì giận dữ và thốt ra câu: “Con ghét mẹ” khi tôi không mua cho nó một bộ đồ chơi mới.
Lúc đó, tôi có cảm xúc hỗn loạn giống như hầu hết các bậc cha mẹ khi rơi vào hoàn cảnh đó: nửa muốn bật cười vì tôi biết con tôi chỉ lặp lại lời nói mà cháu đã nghe ở đâu đó mà không nghĩ đến nghĩa thật của nó; một nửa trong tôi muốn bật khóc vì thất vọng. Tại sao con trai tôi, người mà tôi yêu quý nhất lại nói rằng nó không thích tôi một cách thiếu tôn trọng như vậy? Cũng cùng lúc đó, tôi bỗng nhận ra con trai tôi đã đủ lớn để can đảm đứng trước mặt người mẹ đầy quyền lực của nó và thông báo rằng: “Con ghét mẹ” với sức mạnh của sự tức giận. Vì vậy, tôi phải suy nghĩ cách đối xử với cháu sao cho cháu cảm thấy được tôn trọng.
Hầu hết các bậc cha mẹ có con từ 5 tuổi đến 13 tuổi, đều phải nghe không biết bao nhiêu lần những câu nói như: “Mẹ (Bố) thường xuyên nói không đồng ý”, “Bố tốt hơn mẹ nhiều”, “Bố thật không công bằng”, “Mẹ chỉ giả vờ thôi”… Phản ứng lại bố, mẹ là một cách để trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên trưởng thành và những cách phản ứng của chúng, đôi khi đẩy các bậc làm cha làm mẹ vào những tình huống “dở khóc dở cười”.
Đừng phản ứng quá vội vàng
Mặc dù rất khó khăn để không giận sôi lên trong những tình huống như vậy. Cách tốt nhất để thay đổi thái độ tức giận của bọn trẻ đối với chúng tôi là thở sâu 2- 3 phút và không cho phép mình rơi vào cái bẫy… làm cho cuộc tranh cãi kéo dài thêm. Hãy chú ý vào cảm xúc đừng để ý đến lời nói và giữ bình tĩnh. Điều quan trọng là những đứa trẻ biết bạn thừa nhận những cảm xúc bên trong của nó mà không phản đối hay từ chối nó.
Ví dụ: Tôi nói với con trai tôi: “Mẹ biết con rất giận mẹ. Chúng ta sẽ nói về chuyện đó sau nhưng không phải là bây giờ. Hãy để đến lúc con bình tĩnh hơn”.
Học cách lắng nghe
Một khi bạn đã ngồi xuống để nói chuyện, hãy quên hết những cảm xúc giận dữ cá nhân và nghĩ về cuộc thảo luận như để tìm ra chân lý. “Tôi tập trung vào câu hỏi và lắng nghe” – Lila, mẹ của cô bé Marte 11 tuổi nói. “Tôi muốn con gái nói về điều gì đã làm cho cháu buồn, tôi đã làm gì để cháu giận dữ như vậy”? Tôi đã rất khó khăn để không phản đối lại khi Marte buộc tội tôi là cố tình ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu, khi không cho cháu đi đến siêu thị, mặc dù Marte hiểu rõ rằng, cháu không được phép đi vì ngày mai có bài kiểm tra. Dưới góc nhìn của cháu, lỗi là của tôi nên tôi chỉ gật đầu. Tôi có thể giải thích ý kiến của mình sau đó. Lila đã học được rằng, nếu cô ấy ngắt lời than phiền của con gái, Marte, cũng như phần lớn trẻ khác, sẽ lại cảm thấy giận dữ.
Hỏi ý kiến của bé
Hãy hành động ngay sau khi bé đã than phiền hết – Lila khuyên. Hãy hỏi bé là có thể làm gì để không xảy ra những bực tức như thế lần nữa? Khi đặt câu hỏi như thế nghĩa là bạn đã… đá quả bóng vào chân con bạn. Bé sẽ không chỉ cảm thấy hài lòng vì ý kiến của mình được đánh giá mà còn phải đương đầu với một thách thức tìm ra giải pháp cho vấn đề và điều đó sẽ làm con bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy luôn nhớ rằng đôi khi những than phiền của con bạn là có cơ sở. Cha mẹ có thể hứa mua thứ gì đó nhưng không làm, gây ra những mong chờ không thực tế hoặc buộc tội con mình cái mà nó không làm.
Thường thì những yêu cầu của trẻ có thể dễ dàng thực hiện được. Con trai bảy tuổi của Evelin rất ghét cô ấy nói chuyện điện thoại sau bữa tối vì muốn cô ấy giúp nó làm bài tập về nhà. Evelin đã thay đổi thói quen của mình để làm vừa lòng cậu con trai.
Kết thúc với lòng yêu thương
Nên cho trẻ biết rằng tất cả chúng ta ai cũng có những lúc có cảm xúc mạnh hơn bình thường, thậm chí căm ghét, nhưng điều đó là tự nhiên và nó sẽ kéo dài không lâu. “Ngay cả khi mẹ giận con thì mẹ vẫn yêu con” – là câu tôi thường nói với con trai lúc nó còn bé và cháu cũng nhắc lại như thế với tôi sau mỗi lần cãi nhau. Trẻ con ở mọi lứa tuổi cần luôn được nhắc nhở rằng, khi “cơn bão” qua đi thì nó sẽ lại tìm thấy mình được an toàn và yêu thương
Lúc đó, tôi có cảm xúc hỗn loạn giống như hầu hết các bậc cha mẹ khi rơi vào hoàn cảnh đó: nửa muốn bật cười vì tôi biết con tôi chỉ lặp lại lời nói mà cháu đã nghe ở đâu đó mà không nghĩ đến nghĩa thật của nó; một nửa trong tôi muốn bật khóc vì thất vọng. Tại sao con trai tôi, người mà tôi yêu quý nhất lại nói rằng nó không thích tôi một cách thiếu tôn trọng như vậy? Cũng cùng lúc đó, tôi bỗng nhận ra con trai tôi đã đủ lớn để can đảm đứng trước mặt người mẹ đầy quyền lực của nó và thông báo rằng: “Con ghét mẹ” với sức mạnh của sự tức giận. Vì vậy, tôi phải suy nghĩ cách đối xử với cháu sao cho cháu cảm thấy được tôn trọng.
Hầu hết các bậc cha mẹ có con từ 5 tuổi đến 13 tuổi, đều phải nghe không biết bao nhiêu lần những câu nói như: “Mẹ (Bố) thường xuyên nói không đồng ý”, “Bố tốt hơn mẹ nhiều”, “Bố thật không công bằng”, “Mẹ chỉ giả vờ thôi”… Phản ứng lại bố, mẹ là một cách để trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên trưởng thành và những cách phản ứng của chúng, đôi khi đẩy các bậc làm cha làm mẹ vào những tình huống “dở khóc dở cười”.
Đừng phản ứng quá vội vàng
Mặc dù rất khó khăn để không giận sôi lên trong những tình huống như vậy. Cách tốt nhất để thay đổi thái độ tức giận của bọn trẻ đối với chúng tôi là thở sâu 2- 3 phút và không cho phép mình rơi vào cái bẫy… làm cho cuộc tranh cãi kéo dài thêm. Hãy chú ý vào cảm xúc đừng để ý đến lời nói và giữ bình tĩnh. Điều quan trọng là những đứa trẻ biết bạn thừa nhận những cảm xúc bên trong của nó mà không phản đối hay từ chối nó.
Ví dụ: Tôi nói với con trai tôi: “Mẹ biết con rất giận mẹ. Chúng ta sẽ nói về chuyện đó sau nhưng không phải là bây giờ. Hãy để đến lúc con bình tĩnh hơn”.
Học cách lắng nghe
Hãy chú ý đến cảm xúc của trẻ thay vì từ ngữ |
Thời hạn của cuộc nói chuyện tiếp theo cũng rất quan trọng. Hãy thử tính xem cần bao nhiêu thời gian để bạn cũng như con bạn trở về trạng thái cân bằng tâm lý hơn. Chị Sheila, người mẹ của cậu con trai 8 tuổi chia sẻ : “Tôi biết là đã đến lúc có thể đến gần con khi nghe thấy tiếng hắng giọng ở trong phòng của nó. Nếu nó còn giận dữ thì nó còn giữ im lặng”.
Một khi bạn đã ngồi xuống để nói chuyện, hãy quên hết những cảm xúc giận dữ cá nhân và nghĩ về cuộc thảo luận như để tìm ra chân lý. “Tôi tập trung vào câu hỏi và lắng nghe” – Lila, mẹ của cô bé Marte 11 tuổi nói. “Tôi muốn con gái nói về điều gì đã làm cho cháu buồn, tôi đã làm gì để cháu giận dữ như vậy”? Tôi đã rất khó khăn để không phản đối lại khi Marte buộc tội tôi là cố tình ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu, khi không cho cháu đi đến siêu thị, mặc dù Marte hiểu rõ rằng, cháu không được phép đi vì ngày mai có bài kiểm tra. Dưới góc nhìn của cháu, lỗi là của tôi nên tôi chỉ gật đầu. Tôi có thể giải thích ý kiến của mình sau đó. Lila đã học được rằng, nếu cô ấy ngắt lời than phiền của con gái, Marte, cũng như phần lớn trẻ khác, sẽ lại cảm thấy giận dữ.
Hỏi ý kiến của bé
Hãy hành động ngay sau khi bé đã than phiền hết – Lila khuyên. Hãy hỏi bé là có thể làm gì để không xảy ra những bực tức như thế lần nữa? Khi đặt câu hỏi như thế nghĩa là bạn đã… đá quả bóng vào chân con bạn. Bé sẽ không chỉ cảm thấy hài lòng vì ý kiến của mình được đánh giá mà còn phải đương đầu với một thách thức tìm ra giải pháp cho vấn đề và điều đó sẽ làm con bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy luôn nhớ rằng đôi khi những than phiền của con bạn là có cơ sở. Cha mẹ có thể hứa mua thứ gì đó nhưng không làm, gây ra những mong chờ không thực tế hoặc buộc tội con mình cái mà nó không làm.
Thường thì những yêu cầu của trẻ có thể dễ dàng thực hiện được. Con trai bảy tuổi của Evelin rất ghét cô ấy nói chuyện điện thoại sau bữa tối vì muốn cô ấy giúp nó làm bài tập về nhà. Evelin đã thay đổi thói quen của mình để làm vừa lòng cậu con trai.
Kết thúc với lòng yêu thương
Nên cho trẻ biết rằng tất cả chúng ta ai cũng có những lúc có cảm xúc mạnh hơn bình thường, thậm chí căm ghét, nhưng điều đó là tự nhiên và nó sẽ kéo dài không lâu. “Ngay cả khi mẹ giận con thì mẹ vẫn yêu con” – là câu tôi thường nói với con trai lúc nó còn bé và cháu cũng nhắc lại như thế với tôi sau mỗi lần cãi nhau. Trẻ con ở mọi lứa tuổi cần luôn được nhắc nhở rằng, khi “cơn bão” qua đi thì nó sẽ lại tìm thấy mình được an toàn và yêu thương
Hải Yến
(Visited 28 times, 1 visits today)