Mô hình ĐH hoa tiêu (Kỳ II): Cội nguồn ý tưởng
Khái niệm về một trường ĐH hoa tiêu do nhà nước lập ra có liên quan tới thời kỳ phát triển ban sơ của hệ thống GDĐH Hoa Kỳ những năm giữa thế kỷ 19, về bản chất là sự pha trộn giữa những ảnh hưởng của sự trung thành với truyền thống Anh quốc của các trường ĐH bản xứ, với mô hình Humbold nhấn mạnh đào tạo sau ĐH và nghiên cứu độc lập. Nghiên cứu khoa học, ngược lại, sẽ đem lại thông tin, tri thức nhằm định hình cho hoạt động giảng dạy và xây dựng một cộng đồng học thuật mạnh mẽ hơn.  
• Tạo ra cơ hội tiếp cận ĐH: Ý tưởng tạo ra các trường ĐH công là nó có thể mở cửa cho mọi công dân bất kể nơi chốn, nguồn gốc xuất thân hay địa vị kinh tế, xã hội – trái với nó là các trường tư và những trường thuộc về một bộ phận nào đó trong cộng đồng và xã hội. Theo lời một nhà vận động xã hội nổi tiếng ở thế kỷ 19, trường ĐH hoa tiêu công lập cần phải cung cấp “một nền giáo dục đặc biệt tốt cho những người bình thường”.
• Gắn với phục vụ cộng đồng và phát triển kinh tế: Những trường này có thể là trường tổng hợp, có những chương trình đào tạo theo truyền thống giáo dục tổng quát, những chuyên ngành trực tiếp liên quan đến kinh tế của địa phương và khu vực. Cả hai hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong những lĩnh vực ấy, chẳng hạn như nông nghiệp hay kỹ thuật, cùng với những chương trình mở rộng hay dịch vụ cung cấp cho nhà nông hay các doanh nghiệp địa phương, sẽ tiếp thêm nhiên liệu cho công cuộc phát triển kinh tế và tạo ra chuyển động về kinh tế – xã hội trong vùng.
• Mang tính chất dẫn đầu: Các trường ĐH hoa tiêu công cũng có trách nhiệm giúp xác lập chuẩn mực và xây dựng những khu vực khác trong hệ thống giáo dục nhà nước – từ trường tiểu học đến trung học phổ thông, cho đến những trường ĐH và cao đẳng công lập khác. Trên toàn nước Mỹ, chính quyền địa phương và chính quyền tiểu bang có trách nhiệm xây dựng hệ thống giáo dục, hầu hết ngân sách giáo dục và một hay vài trường sư phạm, nhưng không dành cho trung học. Các trường ĐH hoa tiêu công trở thành nhân vật chính giúp xây dựng các trường trung học, thoạt tiên được đầu tư cho các trường công ngày nay trở thành các trường tiểu học, có phần là do lợi ích của bản thân họ, tức là tạo ra nguồn sinh viên cho nhà trường; nhưng phần khác đó là vai trò được giao cho họ để tăng số người được đào tạo ở địa phương.
Cách dùng từ “hoa tiêu” (“Flagship”) để miêu tả một trường ĐH hình thành từ cuối những năm 1800 ở Hoa Kỳ, lấy từ thuật ngữ của ngành hàng hải, trong đó tàu hoa tiêu hay con tàu dẫn đường trong hải quân là bộ phận trung tâm ở đó vị đô đốc điều phối, phân công nhiệm vụ cho quân lính. Khi nhà nước xây dựng mạng lưới các trường ĐH và cao đẳng, nhiều tiểu bang khi muốn “tấn phong” cho một trường nào đấy đóng vai trò lãnh đạo rút cục đã dùng từ “hoa tiêu” để diễn đạt ý ấy.
Trong vùng biển phía đông, khi dân Mỹ tới định cư thưở đầu, các trường tư có xu hướng lấn át trong khi sự phát triển của các trường công vẫn còn hạn chế. Có rất ít trường ĐH đóng vai trò là ĐH hoa tiêu. Tuy vậy ở miền tây và trung tây Hoa Kỳ, nhà nươc đã nhanh chóng tạo ra nhiều cơ hội giáo dục cho người dân và lập nên các trường ĐH công nhằm mở rộng số người vào ĐH.
Các tiểu bang vẫn đang có trách nhiệm tổ chức và điều phối hệ thống giáo dục ở địa phương. Ở cấp liên bang, không có một cơ quan nào nắm quyền tương tự như Bộ Giáo dục như ở hầu hết các nước khác trên thế giới. Nhưng sự thúc đẩy phải có những trường ĐH hoa tiêu đã xuất phát từ vai trò cực kỳ quan trọng của chính quyền liên bang ở Washington. Năm 1862, và trong thời kỳ giữa Đệ nhị Thế Chiến, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật cấp đất cho các trường ĐH nông nghiệp, nhờ đó các tiểu bang có thể xây dựng các trường ĐH và phát triển những ngành đặc biệt cần cho kinh tế địa phương.
Không loại trừ những môn cổ điển, học tập quân sự và những lĩnh vực khoa học khác, các trường này “dạy những môn liên quan tới nông nghiệp, cơ khí theo cách mà các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đòi hỏi, nhằm thúc đẩy giáo dục tổng quát và thực tiễn cho nhiều loại nghề nghiệp chuyên môn trong cuộc sống.”
Cần thú nhận rằng, vai trò lịch sử của các trường ĐH công chủ chốt trong việc hỗ trợ cho các tổ chức giáo dục khác trong tiểu bang nay đã bị lu mờ. Nhưng tôi nghĩ lý tưởng đó có ý nghĩa thiết yếu rất đáng kể đối với nhiều nơi trên thế giới– đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển và những nơi hệ thống GDĐH đang trải qua những cải cách căn bản và mở rộng nhanh chóng về quy mô.
Có lẽ do ảnh hưởng của Hoa Kỳ, khái niệm trường ĐH hoa tiêu đã nổi lên lúc này hay lúc khác ở một số nơi trên thế giới. Trong thời hậu chiến và thập kỷ 60, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng cái được gọi là “trường ĐH hoa tiêu quốc gia” trong mỗi khu vực bao gồm 8 tỉnh và trong hai thành phố riêng. Trong thời kỳ xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập, hầu hết các trường này là kết quả của việc sáp nhập những trường nhỏ đang tồn tại trong khu vực. Ngày nay mỗi trường trong số 10 trường đó đều có riêng một khoa y và những tổ chức phục vụ công; và cũng như ở những trường được chỉ định làm ĐH quốc gia trong khu vực châu Á, thi tuyển vào trường này rất khó. Nhưng không có định nghĩa hay miêu tả rõ ràng về việc một trường ĐH hoa tiêu thì phải như thế nào. Thực ra lối nói “ĐH hoa tiêu” hầu như đã biến mất sau năm 1968.
Mượn ít nhiều khái niệm “ĐH hoa tiêu”, một số nước Châu Âu, đặc biệt là Hungary, đã dùng cách gọi này để phân biệt một số trường ĐH. Nhưng những khó khăn về tổ chức và có tính chính trị cố hữu trong việc chỉ định một trường ĐH trở thành hoa tiêu và giành cho nó một nguồn lực ưu tiên trong bối cảnh của một hệ thống quốc gia mà các trường ĐH có tiếng nói mạnh mẽ và đòi công bằng trong phân bổ ngân sách công, về bản chất đã chấm dứt động lực cải cách theo lối đó.
Một dự án gần đây do Liên hiệp Châu Âu tài trợ đặt tại ĐH Oslo cũng đã sử dụng khái niệm này để tìm hiểu bằng cách nào một số trường ĐH Châu Âu đã vận dụng đòi hỏi của các Bộ Giáo dục và các doanh nghiệp để gắn bó hơn với sự phát triển kinh tế và tham gia vào những vấn đề của xã hội. Trong dự án này, một trường ĐH hoa tiêu được định nghĩa là “một trường ĐH nghiên cứu tổng hợp, đặt tại một trong những vùng đô thị lớn nhất nước” . Thiết kế nghiên cứu của dự án nhằm tìm hiểu những hoạt động và mục tiêu của các khoa khác nhau đang tồn tại trong một số trường ĐH trong số 11 trường ở Bắc Âu –về bản chất, nó là cách tiếp cận quy nạp trong đó các trường hợp điển hình sẽ giúp xác định mô hình ấy có thể là như thế nào.
Theo quan điểm của tôi, để mô hình ĐH hoa tiêu có ý nghĩa thiết yếu với xã hội, chúng ta cần tìm hiểu nó có thể là như thế nào. Nó không đơn giản là tập hợp một số hoạt động hiện có theo một lối khác rồi đặt cho nó một cái tên mới, mà là một mô hình và một mục tiêu gắn chặt với văn hóa nội tại của nhà trường, và tốt nhất tuy không nhất thiết, là được sự hỗ trợ của nhà nước.
Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM
—-
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=7225