Một bộ tiểu thuyết hấp dẫn
SÁCH GIÁO KHOA theo nghĩa kinh điển vẫn còn, chỉ có điều nó không còn ở hàng đầu như trước, nó không còn là duy nhất như trước, nó không còn đơn điệu và cứng nhắc như trước. Nó lùi về hàng hai làm một chỗ dựa cho SÁCH GIÁO KHOA hiện đại.
Đến lượt mình, SÁCH GIÁO KHOA hiện đại cũng chỉ là một chỗ dựa, chỗ đi và nơi đến, còn cả quá trình thì thể hiện ở SÁCH BÀI TẬP.
Có thể hiểu theo nghĩa đen thuần túy: SÁCH BÀI TẬP do học sinh tự viết lấy, theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Chỉ có điều, xin đừng hiểu thuần túy theo nghĩa đen của “sự hướng dẫn này”.
Sự hướng dẫn cơ bản nhất đã được in sẵn, có đánh dấu các cột mốc trên cả con đường (quá trình) từ chỗ ra đi đến nơi phải đến bằng được.
SÁCH GIÁO KHOA chủ yếu có tính đồng loạt, còn SÁCH BÀI TẬP thì phải thực hiện được sự phân hóa tốt nhất.
SÁCH GIÁO KHOA có thể dùng đi dùng lại nhiều lần, cho nhiều năm khác nhau, còn SÁCH BÀI TẬP chỉ để cho một người dùng một lần, cho một năm học.
SÁCH BÀI TẬP có cùng một CHẤT LIỆU như SÁCH GIÁO KHOA, với đầy đủ những VẬT LIỆU ở SÁCH GIÁO KHOA, ngoài ra còn có thể thêm những VẬT LIỆU khác, đặc biệt những phản thí dụ, để có được độ tin cậy vững chắc vào CHẤT LIỆU đang hình thành.
Toàn bộ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn của giáo dục hiện đại, rút cục, được thể hiện chi tiết cho từng dòng, trên từng trang sách.
SÁCH GIÁO KHOA và SÁCH BÀI TẬP phải thỏa mãn cả hai yêu cầu: đồng loạt cho cả lớp và cá thể hóa cho từng học sinh một.
Thông qua từng trang sách giáo khoa và sách bài tập, học sinh được tiếp sức trực tiếp, nói ví dụ, với từng cây (qua VIỆC LÀM) để rồi phải thấy được cả rừng.
Qua từng TIẾT HỌC học sinh tự làm ra dần KHÁI NIỆM KHOA HỌC của một BÀI HỌC. Rồi qua từng BÀI HỌC mà hình thành dần tư tưởng (linh hồn) của MÔN HỌC.
Nhìn một lượt MÔN HỌC, BÀI HỌC và TIẾT HỌC thì mới thấy được cả mạch tư tưởng và cách triển khai nó trong thực tiễn giáo dục.
Trên một ý nghĩa nào đó, có thể ví SÁCH GIÁO KHOA và SÁCH BÀI TẬP như một bộ tiểu thuyết, hấp dẫn người đọc trên từng trang sách mà cái đọng lại là tư tưởng chủ đạo của sách (cả nội dung và phương pháp).
Người thiết kế (người viết sách giáo khoa và sách bài tập) trước hết và sau cùng, phải là một nhà giáo dục, nhà giáo dục chính cống, chứ không phải nhà toán học hay nhà ngôn ngữ học, là nhà giáo dục chính hiệu, chứ không phải là nhà văn hay nhà thơ, là nhà giáo dục đích thực, chứ không phải là họa sĩ hay nhạc sĩ, thế nhưng nhà toán học, nhà ngôn ngữ học, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ… lại không thể bắt bỏ được những gì ở sản phẩm của họ mà nhà giáo dục đưa vào sách.
Có thể hiểu theo nghĩa đen thuần túy: SÁCH BÀI TẬP do học sinh tự viết lấy, theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Chỉ có điều, xin đừng hiểu thuần túy theo nghĩa đen của “sự hướng dẫn này”.
Sự hướng dẫn cơ bản nhất đã được in sẵn, có đánh dấu các cột mốc trên cả con đường (quá trình) từ chỗ ra đi đến nơi phải đến bằng được.
SÁCH GIÁO KHOA chủ yếu có tính đồng loạt, còn SÁCH BÀI TẬP thì phải thực hiện được sự phân hóa tốt nhất.
SÁCH GIÁO KHOA có thể dùng đi dùng lại nhiều lần, cho nhiều năm khác nhau, còn SÁCH BÀI TẬP chỉ để cho một người dùng một lần, cho một năm học.
SÁCH BÀI TẬP có cùng một CHẤT LIỆU như SÁCH GIÁO KHOA, với đầy đủ những VẬT LIỆU ở SÁCH GIÁO KHOA, ngoài ra còn có thể thêm những VẬT LIỆU khác, đặc biệt những phản thí dụ, để có được độ tin cậy vững chắc vào CHẤT LIỆU đang hình thành.
Toàn bộ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn của giáo dục hiện đại, rút cục, được thể hiện chi tiết cho từng dòng, trên từng trang sách.
SÁCH GIÁO KHOA và SÁCH BÀI TẬP phải thỏa mãn cả hai yêu cầu: đồng loạt cho cả lớp và cá thể hóa cho từng học sinh một.
Thông qua từng trang sách giáo khoa và sách bài tập, học sinh được tiếp sức trực tiếp, nói ví dụ, với từng cây (qua VIỆC LÀM) để rồi phải thấy được cả rừng.
Qua từng TIẾT HỌC học sinh tự làm ra dần KHÁI NIỆM KHOA HỌC của một BÀI HỌC. Rồi qua từng BÀI HỌC mà hình thành dần tư tưởng (linh hồn) của MÔN HỌC.
Nhìn một lượt MÔN HỌC, BÀI HỌC và TIẾT HỌC thì mới thấy được cả mạch tư tưởng và cách triển khai nó trong thực tiễn giáo dục.
Trên một ý nghĩa nào đó, có thể ví SÁCH GIÁO KHOA và SÁCH BÀI TẬP như một bộ tiểu thuyết, hấp dẫn người đọc trên từng trang sách mà cái đọng lại là tư tưởng chủ đạo của sách (cả nội dung và phương pháp).
Người thiết kế (người viết sách giáo khoa và sách bài tập) trước hết và sau cùng, phải là một nhà giáo dục, nhà giáo dục chính cống, chứ không phải nhà toán học hay nhà ngôn ngữ học, là nhà giáo dục chính hiệu, chứ không phải là nhà văn hay nhà thơ, là nhà giáo dục đích thực, chứ không phải là họa sĩ hay nhạc sĩ, thế nhưng nhà toán học, nhà ngôn ngữ học, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ… lại không thể bắt bỏ được những gì ở sản phẩm của họ mà nhà giáo dục đưa vào sách.
Hồ Ngọc Đại
(Visited 2 times, 1 visits today)