Một nguyên nhân làm hạn chế hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH tại Việt Nam
Thực trạng về phương pháp giảng dạy ở các bậc học tại Việt Nam đã được quan tâm phân tích, đánh giá rất nhiều trong thời gian gần đây. Bài viết này tác giả chỉ phân tích một nguyên nhân thuộc về khía cạnh tổ chức của trường đại học.
· Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực (như giao bài tập về nhà có chấm điểm, thảo luận trong lớp), kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học. Nhiều giảng viên không định ra lịch để tiếp sinh viên.
· Quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu.
· Sinh viên học một cách thụ động (nghe diễn thuyết, ghi chép, nhớ lại những thông tin đã học thuộc lòng khi làm bài thi).
(Báo cáo “Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý tại một số trường đại học Việt Nam”, tr.10)
Nguyên nhân của thực trạng trên đây đã được nhiều báo cáo phân tích ở các góc độ khác nhau. Nhưng chưa mấy ai bàn đến vai trò của các tổ chức chuyên trách về nâng cao năng lực dạy và học của các trường đại học. Bảng 1 thống kê sự hiện diện của đơn vị chuyên trách về nâng cao năng lực dạy và học tại 20 trường đại học công lập ở Việt
Bảng 1: Sự hiện diện của đơn vị chuyên trách về nâng cao năng lực dạy và học tại 20 trường đại học công lập ở Việt Nam
STT | Tên trường | Đơn vị chuyên trách về nâng cao năng lực dạy&học | Trang web đơn vị |
1 | Đại học Quốc gia Hà Nội | Trung tâm ĐBCL đào tạo & Nghiên cứu phát triển GD | http://www.ceqard.vnu.edu.vn |
2 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | Trung tâm Nghiên cứu giáo dục | http://www.hnue.edu.vn/portal/ |
3 | Trường Đaị học Nông nghiệp Hà Nội | Khoa Sư phạm & Ngoại ngữ | http://www.hua.edu.vn/khoa/ |
4 | Trường Đaị học Bách khoa Hà Nội | Trung tâm Đảm bảo chất lượng | http://www.hut.edu.vn/ |
5 | Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | Không có | |
6 | Đại học Thái Nguyên | Khoa Giáo dục | http://www.dhsptn.edu.vn/ |
7 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên | Khoa Sư phạm kỹ thuật | http://www.utehy.edu.vn/ |
8 | Trường Đại học Vinh | Trung tâm Đảm bảo chất lượng | http://www.vinhuni.edu.vn/ |
9 | Đại học Huế | Trường Đại học Sư phạm | http://www.dhsphue.edu.vn/ |
10 | Đại học Đà Nẳng | Trường Đại học Sư phạm | http://www.dce.udn.vn/ |
11 | Trường Đại học Nha Trang | Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo & Khảo thí | http://www.ntu.edu.vn/ |
12 | Trường Đại học Đà Lạt | Khoa Sư phạm | http://www.dlu.edu.vn/faculty. |
13 | Trường Đại học Tây Nguyên | Khoa Sư phạm | http://www.taynguyenuni.edu. |
14 | Đại học Quốc gia TP. HCM | Trung tâm Khảo thí & Đánh giá CLĐT | http://cete.vnuhcm.edu.vn/ |
15 | Trường Đại học Nông lâm TP. HCM | Khoa Sư phạm Kỹ thuật | http://ate.hcmuaf.edu.vn |
16 | Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng | http://www.ktkd.ueh.edu.vn/ |
17 | Trường Đại học Sư phạm TP. HCM | Viện Nghiên cứu Giáo dục | http://www.ier.edu.vn/ |
18 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM | Khoa Sư phạm Kỹ thuật | http://www.hcmute.edu.vn/ |
19 | Trường Đại học An Giang | Khoa Sư phạm | http://dept.agu.edu.vn/edu/ |
20 | Trường Đại học Cần Thơ | Khoa Sư phạm | http://www.ctu.edu.vn/ |
Bảng 2: Sự hiện diện của đơn vị chuyên trách về nâng cao năng lực dạy và học tại 20 trường đại học ở Hoa Kỳ
STT |
Tên trường |
Đơn vị chuyên trách về nâng cao năng lực dạy&học |
Trang web đơn vị |
1 |
|
Center for Learning and Teaching Excellence |
|
2 |
|
Center for Excellence in Teaching |
|
3 |
|
|
|
4 |
|
The Center for Learning and Teaching |
|
5 |
|
Center for Teaching and Learning |
|
6 |
Georgia Institute ofTechnology* |
Center for the Enhancement of Teaching and Learning |
|
7 |
|
Center for Excellence in Teaching and Learning |
|
8 |
|
Center for the Advancement of Teaching and Learning |
|
9 |
|
Center for Teaching and Learning |
|
10 |
|
Schreyer Institute for Teaching Excellence |
|
11 |
Rensselaer Polytechnic Institute* |
The Lois J. & |
|
12 |
|
Teaching and |
|
13 |
|
Center for Teaching Excellence |
|
14 |
Virginia Polytechnic Institute and |
Center for Excellence in Undergraduate Teaching |
|
15 |
|
|
|
16 |
|
Institute for Teaching & Learning |
|
17 |
|
Center for Teaching Effectiveness |
|
18 |
|
Center for Teaching and Learning |
|
19 |
|
Office of Instructional Development |
|
20 |
|
Center for Teaching, Learning, & Technology |
|
Bảng 1 và 2 cùng với các thông tin trên trang web của các trường cho phép rút ra những nhận xét đối với các trường trong hai bảng như sau:
– Trong số các đại học ở Việt
– Ngoại trừ các trường đại học sư phạm, hầu hết các trường đại học khác ở Việt
– Đa số các trường đại học của Hoa Kỳ có khoa/trường sư phạm (trừ 3 trường có đánh dấu *) nhưng tất cả đều thành lập trung tâm/viện chịu trách nhiệm về nâng cao năng lực dạy và học cho trường.
Kết quả so sánh trên cho thấy về mặt cơ cấu tổ chức, nhiều trường đại học ở Việt Nam chưa quan tâm xây dựng các đơn vị chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu về dạy và học để trực tiếp nâng cao năng lực dạy và học cho nhà trường, nhất là các trường không chuyên về sư phạm. Trong bối cảnh công nghệ dạy học ngày càng có nhiều ứng dụng mới và lý luận/phương pháp giảng dạy đại học không ngừng phát triển thì việc xây dựng các đơn vị như vậy là rất cần thiết nhằm hỗ trợ giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Đây cũng là một trong các khuyến nghị của Đoàn khảo sát thực địa thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ trong báo cáo nói ở phần đầu. Lâu nay chúng ta hay kêu gọi giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng thực tế nhiều giảng viên không biết phải đổi mới như thế nào, ai/đơn vị nào trong trường có thể giúp đỡ hay hỗ trợ họ trong việc đổi mới.
Các trường đại học ở Việt
– Nhân sự: Trung tâm có 16 biên chế với các lĩnh vực chuyên môn: thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá, sử dụng công nghệ dạy học, thiết kế và ứng dụng các phần mềm phục vụ đào tạo.
– Chức năng: CTLT là đơn vị nghiên cứu giáo dục đại học và hỗ trợ nghiệp vụ sư phạm cho tất cả giảng viên của WSU.
– Nhiệm vụ:
o Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ dạy học mới và các phần mềm phục vụ dạy học và đánh giá
o Hỗ trợ giảng viên tiến hành nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục
o Hỗ trợ giảng viên và các khoa, bộ môn trong công tác đào tạo: thiết kế chương trình, đánh giá, sử dụng công nghệ và phần mềm dạy học, cung cấp thông tin, tư vấn và tổ chức tập huấn về nghiệp vụ sư phạm (CTLT có riêng một phòng máy tính để hỗ trợ bất cứ giảng viên nào có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm phục vụ dạy học)
o Phối hợp với các khoa, bộ môn để tổ chức các loại khảo sát ý kiến (CTLT chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu phiếu khảo sát người học, giảng viên, doanh nghiệp, … và xử lý số liệu)
Tại trang web của CTLT, người xem có thể tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo về phương pháp giảng dạy đại học (Teaching resources), về cách sử dụng Hồ sơ học tập trực tuyến (ePortfolios) và Ma trận đánh giá (Rubrics) – là hai thế mạnh của CTLT trong nghiên cứu ứng dụng về giảng dạy đại học hiện nay. Một điểm mạnh của CTLT về mặt nhân sự mà các trường đại học của Việt Nam có thể học tập là sự gắn kết giữa các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và công nghệ thông tin trong cùng một đơn vị để cùng làm việc theo những mục tiêu chung.
Tất nhiên, việc thành lập các đơn vị chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu về dạy và học trong mỗi trường đại học mới chỉ là điều kiện cần. Để việc đổi mới phương pháp giảng dạy thật sự mang lại kết quả mong muốn, các trường cần có thêm những chính sách, chế độ và sự đầu tư phù hợp để tạo điều kiện và động lực đổi mới cho giảng viên.
———-
* TS. Học giả VEF 2008-09 tại