Sửa đổi SGK ở Trung Quốc: TRUYỀN BÁ HÌNH ẢNH TRUNG QUỐC HÀI HÒA HƠN
Đầu năm học mới này, khi mở sách giáo khoa lịch sử ra, học sinh trung học ở Thượng Hải hẳn phải ngạc nhiên: sách mới đã lược nhiều cuộc chiến tranh, nhiều triều đại và các cuộc khởi nghĩa mà tập trung nêu những kiến thức sinh động về kinh tế, kĩ thuật, phong tục và toàn cầu hóa. Nhóm biên soạn cho biết, sự thay đổi này đã được cấp cao phê duyệt. Đây là một phần của những nỗ lực quảng bá cách nhìn về một lịch sử Trung Quốc ổn định, ít bạo lực hơn.
Sự thay đổi này mới bắt đầu một cách hạn chế ở Thượng Hải, sau một thời gian thử nghiệm để sửa đổi cả khóa trình và nội dung cho phù hợp, sách giáo khoa cả nước sẽ áp dụng theo.
Tuy nhiên bộ sách giáo khoa lịch sử mới lại dấy lên một cuộc tranh cãi mới. Nhiều ý kiến cho rằng sách giáo khoa lịch sử mới này chỉ là “bình mới rượu cũ”. Sách không chú trọng việc “soạn lại” bằng việc cắt xén. Khóa trình lịch sử Trung Quốc và thế giới được giảm từ ba xuống hai năm, trong khi chỉ có một năm của cấp ba có giờ lịch sử mà trọng tâm là văn hóa, tư tưởng và văn minh. “Lịch sử trong sách giáo khoa cấp hai bị cắt xén, còn trong sách cấp ba bị loại bỏ hoàn toàn” – một giáo viên lịch sử phát biểu trên diễn đàn trực tuyến. Một giáo viên khác thì mỉa mai: “Bạn muốn học sinh nhớ kiểu cách bộ áo xưa hay là việc nhà Tần thống nhất Trung Quốc năm 221 trước Công nguyên?”
Bộ giáo khoa mới lược bỏ một số mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Học sinh không những không phải học về những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng làm lung lay hay lật đổ các triều Chu, Tùy, Đường và Minh mà còn bỏ qua luôn Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Sách cũng không nói tới sự kháng cự của người Hán chống lại cuộc xâm lược của Thành Cát Tư Hãn. Ngay cả vị tể tướng Văn Thiên Tường, một biểu tượng của lòng yêu nước của người Hán cũng không được sách nhắc đến. Vẫn có tiết về Chủ tịch Mao Trạch Đông, song sách chỉ đề cập đó là người sáng lập ra nước Trung Quốc mới mà ít nhắc tới ảnh hưởng chính trị của ông. Trong chương trình cấp ba, Mao Trạch Đông chỉ được nhắc làm ví dụ trong bài về nghi lễ treo cờ rủ. Đặng Tiểu Bình, người cải cách Trung Quốc theo hướng kinh tế thị trường được giảng cả ở cấp hai và ba, với sự nhấn mạnh về tầm nhìn kinh tế của ông.
Bộ sách mới mới còn dùng nhiều từ phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Tăng trưởng kinh tế”, “đổi mới”, “ngoại thương”, “ổn định chính trị”, “trân trọng văn hóa đa dạng” và “hài hòa xã hội”. J.P Morgan, Bill Gates, thị trường chứng khoán New York, tàu con thoi Mỹ và tàu cao tốc Nhật Bản được nêu bật. Còn có hẳn cả bài nói về chiếc caravat đã phổ biến như thế nào. Cách mạng Pháp và Cách mạng tháng Mười vốn được xem là những bước ngoặt trong lịch sử thế giới, nay không đề cập quá sâu.
Một trong những chủ biên của bộ giáo khoa lịch sử mới, giáo sư Đại học Sư phạm Thượng Hải Chu Xuân Sinh nói mục đích của ông là thay đổi cách nhìn truyền thống về lịch sử là nhấn mạnh tới các nhà lãnh đạo, các cuộc chiến tranh, thay bằng cách nhìn lịch sử lấy nhân dân và xã hội làm trọng tâm: “Lịch sử không thuộc vua chúa hay tướng lĩnh. Lịch sử thuộc về nhân dân. Cũng cần một quá trình để người ta chấp nhận nó. Ở Châu Âu và Mỹ cũng vậy”.
Ông Chu cho biết, sách giáo khoa lịch sử mới được soạn theo ý tưởng của nhà sử học Pháp Fermand Braudel. Braudel đã gộp văn hóa, tôn giáo, phong tục xã hội, kinh tế và hệ tư tưởng vào một “lịch sử tổng thể”. Cách tiếp cận này đã phổ biến ở nhiều nước phương Tây trong hơn nửa thế kỉ qua. Braudel đặt lịch sử lên trên hệ tưởng, điều này cũng phản ảnh trong bộ sách giáo khoa mới khi nhấn mạnh nhiều hơn tầm quan trọng của cách mạng công nghệ và cách mạng thông tin và giảm đi với cách mạng xã hội.
Phó giáo sư Gerald Postiglione của Đại học Hongkong nhận xét: “Các nhà biên soạn sách giáo khoa Đại lục đang tìm cách khiến cho giáo trình trở nên gần gũi cuộc sống hơn… Rõ ràng người ta phải tự hỏi liệu nói mãi về nỗi nhục của Trung Quốc dưới ách thuộc địa thì có đào tạo nên những người giàu năng lực?”
Sự thay đổi này khiến người ta nhớ đến việc nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Viên Vĩ Thời đòi sửa sách giáo khoa lịch sử đầu năm ngoái. Khi đó ông đã viết một bài luận chỉ trích sách giáo khoa “tẩy trắng” phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, phong trào mà theo ông đã có những hành động tàn bạo, châm ngòi cho sự can thiệp sâu của Phương Tây vào Trung Quốc. Kết quả, tờ “Điểm Đông” đăng bài của Viên Vĩ Thời đã tạm bị đình bản, biên tập viên bị đuổi việc. Khi hoạt động trở lại, “Điểm Đông” liền đăng bài phản bác lại Viên Vĩ Thời và cảnh báo rằng, có nhiều đề tài lịch sử nhạy cảm không nên bàn trên báo chí.
Một số suy đoán, sự thay đổi trong sách giáo khoa lịch sử ở Thượng Hải phản ánh sự thay đổi suy nghĩ trong các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Bộ sách giáo khoa này không nhấn mạnh tới sự thay đổi triều đại, các cuộc khởi nghĩa nông dân… Bởi lãnh đạo muốn nhấn mạnh tới “ổn định”. Ông Chu thì nói rằng việc bộ sách giáo khoa lịch sử mới truyền bá hình ảnh Trung Quốc hài hòa hơn trong quá khứ “không xuất phát từ chính trị”, mà xuất phát từ sự suy nghĩ cần cung cấp những gì học sinh cần. “Chính quyền rất ủng hộ bộ sách giáo khoa này” – ông Chu nói – “nhưng mục đích của họ không phải là chính trị, mà là khiến học sinh hứng thú hơn với lịch sử và có kiến thức chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới”.
Theo New York Times
Tuy nhiên bộ sách giáo khoa lịch sử mới lại dấy lên một cuộc tranh cãi mới. Nhiều ý kiến cho rằng sách giáo khoa lịch sử mới này chỉ là “bình mới rượu cũ”. Sách không chú trọng việc “soạn lại” bằng việc cắt xén. Khóa trình lịch sử Trung Quốc và thế giới được giảm từ ba xuống hai năm, trong khi chỉ có một năm của cấp ba có giờ lịch sử mà trọng tâm là văn hóa, tư tưởng và văn minh. “Lịch sử trong sách giáo khoa cấp hai bị cắt xén, còn trong sách cấp ba bị loại bỏ hoàn toàn” – một giáo viên lịch sử phát biểu trên diễn đàn trực tuyến. Một giáo viên khác thì mỉa mai: “Bạn muốn học sinh nhớ kiểu cách bộ áo xưa hay là việc nhà Tần thống nhất Trung Quốc năm 221 trước Công nguyên?”
Bộ giáo khoa mới lược bỏ một số mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Học sinh không những không phải học về những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng làm lung lay hay lật đổ các triều Chu, Tùy, Đường và Minh mà còn bỏ qua luôn Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Sách cũng không nói tới sự kháng cự của người Hán chống lại cuộc xâm lược của Thành Cát Tư Hãn. Ngay cả vị tể tướng Văn Thiên Tường, một biểu tượng của lòng yêu nước của người Hán cũng không được sách nhắc đến. Vẫn có tiết về Chủ tịch Mao Trạch Đông, song sách chỉ đề cập đó là người sáng lập ra nước Trung Quốc mới mà ít nhắc tới ảnh hưởng chính trị của ông. Trong chương trình cấp ba, Mao Trạch Đông chỉ được nhắc làm ví dụ trong bài về nghi lễ treo cờ rủ. Đặng Tiểu Bình, người cải cách Trung Quốc theo hướng kinh tế thị trường được giảng cả ở cấp hai và ba, với sự nhấn mạnh về tầm nhìn kinh tế của ông.
Bộ sách mới mới còn dùng nhiều từ phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Tăng trưởng kinh tế”, “đổi mới”, “ngoại thương”, “ổn định chính trị”, “trân trọng văn hóa đa dạng” và “hài hòa xã hội”. J.P Morgan, Bill Gates, thị trường chứng khoán New York, tàu con thoi Mỹ và tàu cao tốc Nhật Bản được nêu bật. Còn có hẳn cả bài nói về chiếc caravat đã phổ biến như thế nào. Cách mạng Pháp và Cách mạng tháng Mười vốn được xem là những bước ngoặt trong lịch sử thế giới, nay không đề cập quá sâu.
Một trong những chủ biên của bộ giáo khoa lịch sử mới, giáo sư Đại học Sư phạm Thượng Hải Chu Xuân Sinh nói mục đích của ông là thay đổi cách nhìn truyền thống về lịch sử là nhấn mạnh tới các nhà lãnh đạo, các cuộc chiến tranh, thay bằng cách nhìn lịch sử lấy nhân dân và xã hội làm trọng tâm: “Lịch sử không thuộc vua chúa hay tướng lĩnh. Lịch sử thuộc về nhân dân. Cũng cần một quá trình để người ta chấp nhận nó. Ở Châu Âu và Mỹ cũng vậy”.
Ông Chu cho biết, sách giáo khoa lịch sử mới được soạn theo ý tưởng của nhà sử học Pháp Fermand Braudel. Braudel đã gộp văn hóa, tôn giáo, phong tục xã hội, kinh tế và hệ tư tưởng vào một “lịch sử tổng thể”. Cách tiếp cận này đã phổ biến ở nhiều nước phương Tây trong hơn nửa thế kỉ qua. Braudel đặt lịch sử lên trên hệ tưởng, điều này cũng phản ảnh trong bộ sách giáo khoa mới khi nhấn mạnh nhiều hơn tầm quan trọng của cách mạng công nghệ và cách mạng thông tin và giảm đi với cách mạng xã hội.
Phó giáo sư Gerald Postiglione của Đại học Hongkong nhận xét: “Các nhà biên soạn sách giáo khoa Đại lục đang tìm cách khiến cho giáo trình trở nên gần gũi cuộc sống hơn… Rõ ràng người ta phải tự hỏi liệu nói mãi về nỗi nhục của Trung Quốc dưới ách thuộc địa thì có đào tạo nên những người giàu năng lực?”
Sự thay đổi này khiến người ta nhớ đến việc nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Viên Vĩ Thời đòi sửa sách giáo khoa lịch sử đầu năm ngoái. Khi đó ông đã viết một bài luận chỉ trích sách giáo khoa “tẩy trắng” phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, phong trào mà theo ông đã có những hành động tàn bạo, châm ngòi cho sự can thiệp sâu của Phương Tây vào Trung Quốc. Kết quả, tờ “Điểm Đông” đăng bài của Viên Vĩ Thời đã tạm bị đình bản, biên tập viên bị đuổi việc. Khi hoạt động trở lại, “Điểm Đông” liền đăng bài phản bác lại Viên Vĩ Thời và cảnh báo rằng, có nhiều đề tài lịch sử nhạy cảm không nên bàn trên báo chí.
Một số suy đoán, sự thay đổi trong sách giáo khoa lịch sử ở Thượng Hải phản ánh sự thay đổi suy nghĩ trong các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Bộ sách giáo khoa này không nhấn mạnh tới sự thay đổi triều đại, các cuộc khởi nghĩa nông dân… Bởi lãnh đạo muốn nhấn mạnh tới “ổn định”. Ông Chu thì nói rằng việc bộ sách giáo khoa lịch sử mới truyền bá hình ảnh Trung Quốc hài hòa hơn trong quá khứ “không xuất phát từ chính trị”, mà xuất phát từ sự suy nghĩ cần cung cấp những gì học sinh cần. “Chính quyền rất ủng hộ bộ sách giáo khoa này” – ông Chu nói – “nhưng mục đích của họ không phải là chính trị, mà là khiến học sinh hứng thú hơn với lịch sử và có kiến thức chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới”.
Theo New York Times
VIỆT ANH
(Visited 6 times, 1 visits today)