Tạo năng lực dùng từ tiếng Việt

Ngày Sư phạm Cánh Buồm tháng 5/2014 sẽ thảo luận phương pháp hướng dẫn học sinh ngay từ năm 7-8 tuổi làm ra các khái niệm: tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ, từ thuần Việt, từ ghép, từ láy, từ Hán Việt...

Môn Tiếng Việt, theo đề án của Nhóm Cánh Buồm, là một môn khoa học – trẻ em dùng vật liệu tiếng Việt để đến với những khái niệm ngôn ngữ học, để phát triển năng lực ngôn ngữ trên cơ sở những khái niệm khoa học (ngôn ngữ học).

Ở lớp 1, học sinh đã học ngữ âm học tiếng Việt: các em dùng ba thao tác cơ bản (phát âm, phân tích, ghi lại – đọc lại) để tìm hiểu về cấu tạo ngữ âm của tiếng Việt, từ đó mà tự mình ghi đúng và đọc đúng tiếng Việt.
 
Lên lớp 2, ở môn Tiếng Việt Cánh Buồm, học sinh sẽ học về từ vựng học. Các em không học theo cách cóp nhặt từng từ “năng nhặt chặt bị”, mà được tổ chức hoạt động theo sự phát triển của tín hiệu ngôn ngữ tiếng Việt trong lịch sử để có ý thức về:

(a) Từ vựng sinh ra trong quá trình tổ chức đời sống, xã hội mà lời nói là một dạng tín hiệu;

(b) Từ lời nói ở dạng tổng quát đó, học sinh học từ thuần Việt là những phát âm chỉ có một âm tiết. Từ đó, học sinh học từ ghép (gồm có từ ghép hợp nghĩa, từ ghép phân nghĩa) và từ láy. Sau khi đã nắm vững từ thuần Việt thì học sang từ Hán Việt như một sản phẩm văn hóa do lịch sử đã tạo ra. Từ mượn phương Tây là phần học cuối cùng của Từ Vựng học lớp 2.

Những nội dung trên có khó với học sinh 7-8 tuổi không? Cách làm sẽ được Nhóm Cánh Buồm trình bày trong chương trình cùng với một clip minh họa ngắn.

Thông tin chi tiết:

Thời gian: 15:00 – 17:00 thứ Bảy, ngày 17/5/2014

Địa điểm: Cà phê Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội

Diễn giả: Nhà giáo Phạm Toàn & cô giáo Đinh Phương Thảo

Đăng kí tham dự tại: http://goo.gl/6JC1yy

Tác giả

(Visited 8 times, 1 visits today)