Thị hiếu của sinh viên Việt Nam đối với du học cao học tại Hàn Quốc, Australia, Singapore: Nghiên cứu so sánh*

Tóm tắtViệt Nam là một nước đang phát triển với dân số hơn 84 triệu dân. Thị trường dịch vụ giáo dục khá lớn nhưng các trường đại học trong nước vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Vì vậy rất nhiều sinh viên Việt Nam quyết định đi du học, đặc biệt là học cao học. Trong những năm gần đây, nhiều người tìm kiếm cơ hội du học tại các nước châu Á như Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc. Rất dễ để nhận ra rằng, nguồn nhân lực được đào tạo tốt chính là nhân tố hàng đầu của sự tăng trưởng kinh tế vượt bực của Hàn Quốc trong ba thập kỷ gần đây. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng có những đặc điểm tương tự về văn hóa với Việt Nam. Tuy nhiên, Hàn Quốc chỉ thu hút số lượng nhỏ sinh viên Việt Nam, ước tính khoảng 2242 sinh viên 1, chiếm khoảng 3% sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc và 6% sinh viên Việt Nam tại nước ngoài. Mục đích của bài nghiên cứu này là phân tích thị hiếu của sinh viên đối với việc học cao học tại Hàn Quốc. Bài nghiên cứu này sẽ tiếp cận nền giáo dục của Hàn Quốc so với Australia và Singapore, hai điểm đến chính của du học sinh Việt Nam

1. Tổng quan về hệ thống giáo dục của Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm ở Đông Bắc Á, là một trong những nước công nghiệp mới (NICs) với các sản phẩm nổi tiếng như thép, ô tô… Theo Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực2, lợi thế của nền giáo dục của Hàn Quốc là vẻ đẹp tự nhiên, học phí và chi phí sinh hoạt rẻ, môi trường giáo dục chất lượng cao, sự nhiệt tình trong giáo dục, truyền thống và văn hóa, cái nôi của lịch sử, sự thân thiện và an ninh xã hội.
Lĩnh vực giáo dục của Hàn Quốc cũng nhận được sự chú ý và hỗ trợ của chính phủ. Sự gia tăng số lượng giáo sư và sinh viên nước ngoài tại các trường cao đẳng và đại học Hàn Quốc là một phần trong những nỗ lực để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của họ. Thủ tướng Hàn Quốc đã nói rằng “Thu hút sinh viên nước ngoài là điều rất quan trọng đối với các trường đại học công lập để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Vì thế chính phủ sẽ đánh giá và công bố xếp hạng các trường đại học”3 Để bắt kịp với xu hướng quốc tế nhằm lôi kéo sinh viên nước ngoài như một ngành công nghiệp, chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu dự án “Học tại Hàn Quốc” từ năm 2004 với mục tiêu thu hút hơn 50.000 sinh viên nước ngoài học tại Hàn Quốc.
Theo Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực của Hàn Quốc, kết quả của dự án kể trên là đã có 12.000 sinh viên nước ngoài đến Hàn Quốc vào năm 2003 và dự tính con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2005 với tổng số lên đến 22.000 sinh viên4


Biểu đồ 1: Số lượng sinh viên nước ngoài tại Hàn Quốc5

Sinh viên từ các nước Châu Á chiếm hơn 80% tổng số sinh viên nước ngoài học tại Hàn Quốc. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước có số lượng sinh viên đến Hàn Quốc du học cao nhất. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á dường như mới là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của lĩnh vực giáo dục của Hàn Quốc do sự gần gũi về khoảng cách địa lý và văn hóa và sự chú trọng của chính phủ các nước này. Theo ý kiến của chính phủ Hàn Quốc, thu hút sinh viên nước ngoài được coi là yếu tố quan trọng của toàn cầu hóa và đào tạo các nguồn nhân lực nước ngoài hơn cả lợi ích kinh tế của nước chủ nhà.

Biểu đồ 2: Sinh viên nước ngoài tại Hàn Quốc theo các nước6 (số liệu năm 2003)

2. Tổng quan về học viên du học của Việt Nam
Ngày nay, khi mức sống của người Việt Nam được cải thiện, ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam muốn đi du học. Không chỉ số lượng sinh viên tăng lên mà các lĩnh vực giáo dục và các nước được lựa chọn cũng đa dạng hơn. Có một xu hướng mới là tìm kiếm cơ hội du học ở độ tuổi trẻ hơn. Dường như có một vài gia đình đang cố gắng gửi con cái họ đi sang những nước nói tiếng Anh để học phổ thông thông qua các chương trình trao đổi sinh viên giữa các chính phủ hoặc chương trình “home stay”.
Thêm vào đó, các nguồn tài chính cũng đã khác so với những thập niên trước đây. Trong thế kỷ 20, người Việt Nam chủ yếu đi du học nếu học nhận được học bổng của chính phủ, nếu không họ sẽ không có đủ khả năng để chi trả tiền học phí, chi phí đi lại và tiền nhà. Trong những năm gần đây, sinh viên sẵn sàng tìm kiếm học bổng không chỉ từ phía chính phủ nước ngoài mà còn cả từ một vài tổ chức, hiệp hội, các tổ chức quốc tế, các công ty xuyên quốc gia, các trường đại học….. hoặc thậm chí từ một vài giáo sư. Thêm vào đó, một vài trong số họ là du học tự túc hoặc vay mượn từ ngân hàng và các tập đoàn.
Riêng đối với Hàn Quốc, hiện tại với số sinh viên là 2.242 sinh viên cả sinh viên học đại học và học viên cao học, Việt Nam là nước đứng thứ ba về số lượng sinh viên nước ngoài, sau Trung Quốc (36.620 sinh viên) và Nhật Bản. Sinh viên Việt Nam chủ yếu học về lĩnh vực khoa học công nghệ và kinh tế. Nhìn vào bảng 1 chúng ta sẽ thấy rõ số lượng sinh viên Việt Nam đã tăng lên đáng kể từ năm này qua năm khác.

Bảng 1: Số lượng sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc giai đoạn 2003- 2007

 

2003

2004

2005

2006

2007

Sinh viên Việt Nam

267

457

705

1,179

2,242

Nguồn: Đại sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Tuy nhiên, số lượng sinh viên Việt Nam được nhận học bổng từ Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Hàng năm, chỉ có khoảng 4 đến 5 học bổng cho sinh viên đại học và cao học. Theo Đại sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam, năm 2008 con số này sẽ tăng lên 27 cho cả bậc đại học và cao học. Con số này là quá nhỏ so với các học bổng của chính phủ khác ví dụ như AUSAID với tổng số học bổng hàng năm lên đến 160 học bổng.
Để thúc đẩy sinh viên Việt Nam tới học tại Hàn Quốc, Hàn Quốc đã tổ chức triển lãm giáo dục thường niên tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Những triển lãm giáo dục này ngày càng thu hút nhìều sinh viên, những người mong muốn có thêm thông tin về hệ thống giáo dục và cơ hội học bổng của Hàn Quốc. Triển lãm lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội đã thu hút 29 trường đại học Hàn Quốc và tất cả những trường này đều coi Việt Nam là thị trường tiềm năng.
Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Australia và Singapore cũng đang nổi lên như những nước xuất khẩu giáo dục. Cả hai nước này đều đang nỗ lực rất nhiều để phát triển lĩnh vực giáo dục của mình nhằm thu hút sinh viên nước ngoài. Theo chính phủ Australia, lợi thế của nước này là làm tốt trong mọi lĩnh vực về giáo dục và đào tạo, đảm bảo chất lượng, xã hội đa văn hoá, giá trị của đồng tiền (về mặt chi phí sinh hoạt và học phí), môi trường nói tiếng Anh, văn bằng được công nhận, dịch vụ hỗ trợ sinh viên.7 Vì thế Hàn Quốc và Australia có rất nhiều lợi thế chung so với các nước phương Tây, ví dụ như chi phí sinh hoạt không đắt, sự thân thiện và môi trường đa văn hoá…. Nhưng nếu đặt Hàn Quốc đối lập với Australia và Singapore thì dường như một số lợi thế vừa được đề cập đến ở trên không còn giá trị. Ví dụ, chi phí sinh hoạt ở Hàn Quốc không thể thấp hơn ở Australia và Singapore.

3. Thị hiếu đi du học của sinh viên Việt Nam
Nghiên cứu này được tiến hành với sinh viên năm thứ tư, những người sẽ đi du học để học cao học. Tổng số phiếu điều tra nhận được là 873 phiếu. Cấu trúc mẫu theo giới tính và theo loại hình trường đại học như sau:

Bảng 2: Cấu trúc của mẫu hồi đáp

 

Mẫu

Dân số

Tổng (hợp lệ)

873

100.0%

1,173,147

100.0%

Nữ

434

51.0%

645,101

55.0%

Nam

417

49.0%

528,046

45.0%

Tổng (hợp lệ)

872

100.0%

1,173,147

100.0%

Trường đại học công lập

811

93.0%

1,015,977

86.6%

Trường đại học ngoài công lập

61

7.0%

157,170

13.4%

Chúng ta có thể nhận thấy rằng mẫu phân bố đều giữa nam sinh và nữ sinh nhưng tập trung nhiều hơn vào các trường đại học công lập (93%). Tuy nhiên, cấu trúc này phù hợp với dân số cũng như hệ thống các trường đại học của Việt Nam. Điều này giúp đảm bảo chắc chắn sự đại diện của bản điều tra.
Kết quả điều tra khẳng định thị hiếu mạnh về việc học cao học tại nước ngoài của sinh viên Việt Nam. Trong số 873 phiếu trả lời hồi đáp, có tới 430 người có kế hoạch đi du học (Bảng 3)

Bảng 3: Kế hoạch du học

 

Tần số xuất hiện

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Hợp lệ

Không

443

50.7

50.7

50.7

 

430

49.3

49.3

100.0

 

Tổng

873

100.0

100.0

 

Bằng cách chia nhỏ mẫu theo giới tính chúng ta có thể thấy thị hiếu của nam sinh cao hơn. Trong khi giá trị trung bình của nhóm nữ giới chỉ là 0.42, thì con số này lên đến 0.57 của nhóm nam giới (bảng 4). Kiểm định thống kê về sự bằng nhau của kỳ vọng cũng xác nhận thị hiếu cao hơn của nam giới. Lý do đằng sau việc này có thể là do phụ nữ trẻ thường có xu hướng hướng về gia đình trong khi nam sinh muốn học cao hơn để có cơ hội nghề nghiệp.

Bảng 4: Kế hoạch du học theo giới tính

 

Giới tính

Số lượng

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Sai số

Kế hoạch du học

Nữ

434

.42

.495

.024

 

Nam

417

.57

.495

.024

Dưới góc độ loại hình trường đại học, sinh viên của các trường ngoài công lập được mọi coi là có khả năng tài chính tốt hơn, điều này dẫn tới thị hiếu cao hơn. Tuy nhiên, điều tra này lại chỉ ra rằng không có sự khác biệt nào giữa du học sinh của các trường công lập và trường ngoài công lập.
Dưới góc độ lý do của việc nghiên cứu, có 7 lý do được đề cập đến trong bảng câu hỏi này:

1. 
Cơ hội được nhận bằng cấp tiêu chuẩn quốc tế (cơ hội)
2. 
Là bước đệm để làm việc và sống tại nước ngoài (sự an cư)
3. 
Có nhiều kiến thức và phương pháp làm việc hơn (kiến thức)
4.
Môi trường học tập tại nước ngoài tốt (môi trường)
5.
Các chuyên ngành học không có ở quê nhà (chương trình giảng dạy)
6.
Nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai (nghề nghiệp)
7. 
Cải thiện ngoại ngữ (ngôn ngữ)
Chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa các lý do đi du học của sinh viên Việt Nam. Họ theo đuổi cơ hội này để có kiến thức, bằng cấp được quốc tế công nhận và vì cả ngoại ngữ. Trong khi hệ thống giáo dục ở các nước phát triển không có nhiều sự khác biệt về chất lượng (kiến thức và bằng cấp), lý do thứ ba ngụ ý về lợi thế của các nước nói tiếng Anh vì sự phổ biến của ngôn ngữ này trên toàn thế giới. Một vài cuộc phỏng vấn chỉ ra rằng mọi người sẽ học ở một đất nước cụ thể trong trường hợp họ đang lên kế hoạch để kinh doanh với đất nước đó. Trong tình huống này, càng có nhiều mối quan hệ song phương về kinh tế được phát triển thì càng có nhiều sinh viên sẽ đi học tại nước đó.

Biểu đồ 3:
Lý do đi du học

Mặc dù chúng ta thường nghĩ rằng nam sinh sẽ coi kiến thức quan trong hơn nữ sinh và ngược lại đối với môi trường học tập. Tuy nhiên, khi chia nhỏ các lý do theo nhóm giới tính, các kiểm định thống kê không xác nhận sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới.
Thị hiếu này cũng được phân tích bằng cách yêu cầu những người hồi đáp chỉ ra các lý do mà họ sẽ không đi du học. Biểu đồ 4 chỉ ra trở ngại khó khăn nhất chính là nguồn tài chính: Sinh viên Việt Nam sẽ không đi học cao học vì họ không có tiền. Điều này ngụ ý thước đo hiệu quả của việc gia tăng dòng sinh viên đi du học bằng cách nhận học bổng hoặc các khoản vay học tập. Lý do thứ hai được đưa ra là “workaholic” (những người tham công tiếc việc), có nghĩa là những sinh viên muốn đi làm và có kinh nghiệm trước khi đi học cao học. Các lý do khác ít hơn và dường như kém quan trọng hơn.

Biểu đồ 4:
Lý do không đi du học

Sau khi có ý tưởng đi du học, có rất nhiều yếu tố (con người hoặc sự kiện) ảnh hưởng đến quyết định chọn nước đi du học của sinh viên. Dưới đây là các lý do được đề cập đến trong phiếu câu hỏi:
1.
Rất nhiều bạn bè đã đi hoặc dự định đi du học (bạn bè)
2. 
Các trung tâm tư vấn du học thuyết phục sinh viên về lợi thế của việc du học (trung tâm)
3.
Đi ra nước ngoài là điều hứng thú của sinh viên (hứng thú)
4.
Họ hàng của sinh viên có ảnh hưởng đến thị hiếu của họ (họ hàng)
5.
Tham dự các buổi hội thảo giáo dục dẫn đến thị hiếu của việc đi ra nước ngoài (hội thảo)
6. 
Lướt web làm gia tăng thị hiếu của sinh viên (website)
7.
Tổ chức xúc tiến giáo dục tạo ra thị hiếu của sinh viên (tổ chức)

Từ biểu đồ 5, chúng ta có thế thấy yếu tố quan trọng nhất là sự hứng thú của sinh viên. Họ đi du học vì họ thích. Tất cả các lý do khác đều có tầm quan trọng tương tự như nhau và thấp hơn nhiều so với lý do vì sự hứng thú. Vì vậy, thật khó để cải tiến thị hiếu của sinh viên thông qua website và hội thảo giáo dục. Cách hiệu quả nhất để nâng có thể nâng cao gián tiếp thị hiếu đi du học của sinh viên là bằng cách giới thiệu về các nền văn hóa và xã hội nước ngoài.

Biểu đồ 5:
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị hiếu đi du học

Phân tích các yếu tố theo loại hình các trường đại học và các nhóm giới tính không chỉ ra bất kỳ sự khác biệt thống kê nào. Nam và nữ, sinh viên trường đại học công lập và tư thục đều phản hồi tương tự với tất cả các yếu tố.

4. Thị hiếu của sinh viên Việt Nam đi du học tại Hàn Quốc
Thị hiếu về địa điểm du học được thể hiện ở biểu đồ 6. Chúng ta có thể thấy Hàn Quốc đứng ở giữa sự ưu tiên của sinh viên. Thị hiếu học tập ở Hàn Quốc thấp hơn nhiều so với Singapore, Australia, và cả Nhật Bản. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Hàn Quốc và Nhật Bản không quá cao. Ở đây cũng không có sự khác biệt nào giữa các nhóm giới tính và loại hình trường đại học.

Biểu đồ 6: Thị hiếu về địa điểm du học

Một phân tích chi tiết được tiến hành bằng cách hỏi sinh viên về các điều kiện mà họ sẽ đi du học tại mỗi nước. Bốn tình huống được đưa ra bằng cách gia tăng thị hiếu.
0: Không bao giờ, cho dù có điều kiện là gì đi chăng nữa (thị hiếu tiêu cực hoàn toàn)
1: Có, trong trường hợp nhận được học bổng toàn phần, bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí (thị hiếu thấp)
2: Có, trong trường hợp được miễn học phí (thị hiếu bình thường)
3: Có, thậm chí là phải tự túc về mặt tài chính (thị hiếu rất cao)

Một lần nữa, biểu đồ 6 chứng minh thị hiếu của sinh viên Việt Nam với việc du học tại Hàn Quốc thấp hơn nhiều so với Singapore và Australia. Số liệu thống kê chi tiết về thị hiếu của những nước này được cung cấp trong biểu đồ 7. Chúng ta có thể thấy sự khác biệt chính giữa 3 đất nước này nằm ở khu vực thị hiếu “không bao giờ”. Có đến 40% phiếu hồi đáp nói rằng họ sẽ không đi Hàn Quốc trong mọi trường hợp trong khi tỷ lệ này đối với Australia và Singapore chỉ là 18,6% và 31,7%. Tuy nhiên, trong trường hợp được cấp học bổng toàn phần, tỷ lệ những hồi đáp tích cực cho cả ba nước là tương tự như nhau (42% cho Hàn Quốc, 49,9% cho Australia và 47,6% cho Singapore).

Biểu đồ 7: Chi tiết về thị hiếu của việc du học Hàn Quốc Australia và Singapore

Mặc dù có giá trị thấp nhưng kiểm định thống kê vẫn chứng minh thị hiếu tích cực với Hàn Quốc. Với mức tin cậy 95%, thị hiếu đi du học tại Hàn Quốc nằm trong khoảng từ 0,50 đến 0,80. Điều này ngụ ý rằng vẫn còn rất nhiều cơ hội để khuyến khích sinh viên Việt Nam đi du học tại Hàn Quốc.
Đi vào chi tiết, sinh viên, những nguời chưa từng đi du học được yêu cầu so sánh những đặc điểm sau về môi trường giáo dục tại Hàn Quốc, Australia và Singapore:

1. 
Các chuyên ngành đa dạng (Chương trình giảng dạy)
2. 
Bằng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế (Bằng cấp)
3. 
Chi phí tài chính hợp lý (Tài chính)
4. 
Môi trường văn hoá và xã hội thân thiện (Xã hội)
5. 
Cơ hội cho kiến thức về văn hoá và ngôn ngữ (Ngôn ngữ)
6. 
Chi phí đi lại từ Việt Nam rẻ (Đi lại)
7. 
Học bổng sẵn có (Học bổng)
8.
Dễ dàng kiếm việc làm thêm (Việc làm)

Biểu đồ 8 chỉ ra rằng giữa 8 tiêu chí thì có đến 5 tiêu chí mà Hàn Quốc đứng ở vị trí thấp nhất trong ba nước, đó là:
·   
Chương trình giảng dạy: Hàn Quốc mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông trong khi hầu hết sinh viên Việt Nam lại thích những lĩnh vực liên quan đến kinh doanh.
·  
Bằng cấp: Theo quan điểm của sinh viên Việt Nam, bằng cấp của các trường đại học của Australia và Singapore được quốc tế công nhận rộng rãi hơn của Hàn Quốc. Xếp hạng các trường đại học của Australia và của Singapore cũng dễ tiếp cận hơn ở Việt Nam.
· 
Ngôn ngữ: Hàn Quốc không phải là nước nói tiếng Anh, đây cũng là một điểm yếu so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng khoảng cách giữa Hàn Quốc và Singapore về khía cạnh ngôn ngữ là không nhiều (lần lượt là 2,19 và 2,06)
·  
Học bổng: Ở Việt Nam, thông tin học bổng về việc học tại Hàn Quốc còn hạn chế. Đây cũng là lý do tại sao tỷ lệ của Hàn Quốc lại thấp hơn hai nước còn lại.
·  
Việc làm: Tương tự như vậy, sinh viên Việt Nam hầu như không có thông tin về khả năng xin được việc làm bán thời gian ở Hàn Quốc trong khi rất nhiều người có thể nghe nói về vấn đề này tại Australia và Singapore.
Với ba tiêu chí còn lại, chúng ta có thể thấy rằng Hàn Quốc được xếp hạng cao hơn Australia và chỉ thấp hơn Singapore một chút. Những tiêu chí này có thể được dùng để khuyến khích thị hiếu đi du học tại Hàn Quốc.

Bảng 8: So sánh môi trường giáo dục của Hàn Quốc, Australia và Singapore
Ghi chú: Các hồi đáp được xếp theo các tiêu chí trong khoảng từ 1-3 với 1 = hấp dẫn nhất, có nghĩa là mức xếp hạng càng thấp tiêu chí đó càng hấp dẫn.

Các điểm yếu của hệ thống giáo dục Hàn Quốc cũng được phân tích bằng cách đề cập đến 7 điểm:
·    
Hàn Quốc là một nước không nói tiếng Anh
·   
Chi phí học tập ở Hàn Quốc cao
·   
Rất khó để tìm việc làm bán thời gian ở Hàn Quốc
·   
Không có nhiều người đã từng học ở Hàn Quốc nên hiệu ứng lan toả yếu.
·  
Thông tin về hệ thống giáo dục tại Hàn Quốc còn hạn chế
·   
Hoạt động marketing của chính phủ và các trường của Hàn Quốc ở Việt Nam không hiệu quả.
·   
Bằng cấp của Hàn Quốc không tốt bằng bằng cấp của Australia và Singapore.

Biểu đồ 8 chỉ ra những điểm yếu phổ biến nhất là nước không nói tiếng Anh và các hoạt động marketing. 74,2% phiếu hồi đáp đồng ý rằng điểm yếu của Hàn Quốc nằm ở ngôn ngữ trong khi 64,8% đánh giá các hoạt động marketing để thúc đẩy giáo dục của Hàn Quốc thấp hơn Australia và Singapore.

Biểu đồ 9: Các điểm yếu của giáo dục Hàn Quốc

Phân tích mối quan hệ giữa thị hiếu của sinh viên với sự hiểu biết của họ về việc tốt nghiệp tại mỗi nước, mọi người thường coi mối quan hệ này như một kênh marketing hiệu quả. Mọi người, cho đến khi tốt nghiệp tại nước ngoài, thường quảng cáo về đất nước này như một địa điểm lý tưởng cho việc học tập. Mối quan hệ tích cực này được chứng minh bằng sự tương quan tích cực của các con số 0,13; 0,253; và 0,054 tương ứng cho Hàn Quốc, Australia và Singapore. Tuy nhiên, mức độ tương quan khác nhau có thể là kết quả của các hoạt động của hội cựu sinh viên. Về mặt này, Hàn Quốc thấp hơn Australia nhưng lại cao hơn Singapore.

5. Kết luận và gợi ý
Sinh viên đại học Việt Nam có thị hiếu cao trong việc du học. Thị hiếu của họ dường như ổn định giữa các nhóm giới tính và loại hình trường đại học. Họ thích đi du học không chỉ vì kiến thức, bằng cấp tiêu chuẩn quốc tế mà còn là để nâng cao trình độ ngôn ngữ (tiếng Anh).
Australia
và Singapore là hai địa điểm được ưa thích nhất của sinh viên Việt Nam. Hàn Quốc chỉ đứng thứ ba. Trong khi Hàn Quốc được xếp hạng cao hơn về chương trình giảng dạy, thì bất lợi của nước này so với Australia và Singapore lại là ngôn ngữ và cơ hội nhận học bổng.
Thêm vào đó, họ có thông tin rất hạn chế về hệ thống giáo dục của Hàn Quốc ví dụ như cơ hội kiếm được việc làm bán thời gian, những khoá học dạy tiếng Anh.
Để thúc đẩy dòng sinh viên Việt Nam sang học tại Hàn Quốc, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý sau:

· 
Phát triển các chương trình giảng dạy tiếng Anh ở Hàn Quốc để thu hút ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng.
·  
Mở rộng việc dạy tiếng Hàn tại các trường đại học Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và kinh doanh.
·   
Cấp nhiều học bổng hơn cho sinh viên Việt Nam đi du học tại Hàn Quốc.
·   
Nâng cao sự ghi nhận Hàn Quốc như một điểm đến để học cao học.
·  
Quảng cáo về hệ thống giáo dục của Hàn Quốc tại Việt Nam, trong đó tập trung vào những đặc điểm tuơng tự về văn hoá giữa hai nước.
———

Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ tài chính của Quỹ POSCO TJ Park để tiến hành nghiên cứu và điều tra về sinh viên Việt Nam. Bài nghiên cứu này đã được chỉnh sửa sau khi thuyết trình tại hội thảo “Khám phá những giá trị mới của Châu Á” (Seoul, Hàn Quốc, ngày 21 tháng 5 năm 2008)

** TS. Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
*** (Nghiên cứu sinh) –
Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
*
Từ đây về sau, thuật ngữ “học viên” sẽ có nghĩa là học viên cao học.
1
Số liệu này được Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội ước tính vào năm 2007. Những nguồn thông tin khác có thể cung cấp một con số khác.
2
http://www.studyingkorea.go.kr/ ENGLISH/E100/E100_Co.jsp
3
http://www.hanquocngaynay.com/news_detail.php?id_g_new=5&id_new=1468
4
www.hanquocngaynay.com
5
http://yoohak.ied.go.kr/study/foreign.html
6
http://yoohak.ied.go.kr/study/foreign.html
7
www.studyinastralia.gov.au

6. Tài liệu tham khảo

Đào Ngọc Tiến và Phạm Thu Hương, 2008, Thị hiếu và sự hài lòng của sinh viên Việt Nam với việc học cao học tại Hàn Quốc: so với các nước Asian khác, nghiên cứu đã đệ trình lên tổ chức POSCO TJ Park.
Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực (Cộng hoà Hàn Quốc), 2007, Giáo dục ở Hàn Quốc 2008- 2009.
IECD – Đơn vị Hợp tác Giáo dục Quốc tế (Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc), 2006, GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA CỘNG HOÀ HÀN QUỐC, trong phản hồi cho một bản điều tra của Văn phòng Phê chuẩn và Hợp tác của Nghiên cứu tại Trường National Autonomous University của Mexico
Juan Gillespine, Larry A. Brascamp và David C.Brascamp, Đánh giá và du học: các tiêu chí và thực hành đánh giá phát triển để xúc tiến hiệu quả, Frontier: The Interdisciplinary Journal of Study Abroad
Philip Kotler & Gary Armstrong, 1996, Nguyên lý Marketing

Tác giả

(Visited 4 times, 1 visits today)