Không ghi nhận được một phần tư loài ong kể từ thập kỷ 1990

Các nhà nghiên cứu tại Hội đồng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia (Consejo Nacional de Investigaciones Científicas y Técnicas CONICET) ở Argentina đã phát hiện ra, kể từ những năm 1990, hơn 25% loài ong được ghi nhận không còn được nhắc đến trong các hồ sơ toàn cầu, bất chấp một lượng lớn hồ sơ hiện có.

 Dù điều đó không có nghĩa là các loài này đều tồn tại nhưng nó cũng chỉ dấu là các loài này trở nên hiếm gặp đến mức không ai còn có thể quan sát được chúng trong tự nhiên nữa. 

Các nhà nghiên cứu tại Hội đồng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia (Consejo Nacional de Investigaciones Científicas y Técnicas CONICET) ở Argentina đã phát hiện ra, kể từ những năm 1990, hơn 25% loài ong được ghi nhận không còn được nhắc đến trong các hồ sơ toàn cầu, bất chấp một lượng lớn hồ sơ hiện có. Trong khi điều đó không có nghĩa là các loài này đều tồn tại thì điều đó chỉ dấu là các loài này trở nên hiếm gặp đến mức không ai còn có thể quan sát được chúng trong tự nhiên nữa.

Phát hiện này đã được xuất bản trên tạp chí One Earth “Worldwide occurrence records suggest a global decline in bee species richness”.

“Với sự tham gia của lực lượng khoa học không chuyên và năng lực chia sẻ dữ liệu, các hồ sơ đang gia tăng một cách đáng kể nhưng số lượng các loài được ghi nhận lại sụt giảm”, Eduardo Zattara, một nhà sinh học tại nhóm nghiên cứu Sinh thái học thụ phấn, Viện nghiên cứu đa dạng sinh học và môi trường (CONICET-Universidad Nacional del Comahue) và là tác giả thứ nhất của công bố. “Đây không phải là một thảm họa về ong mà là những gì mà chúng ta có thể nói là các loài ong dại không phát triển một cách thực sự”.

Trong khi không có quá nhiều nghiên cứu về sự sụt giảm của số lượng ong thì ngay cả những nghiên cứu hiếm hoi như vậy cũng chỉ tập trung vào một khu vực cụ thể hoặc một loài ong cụ thể. Các nhà nghiên cứu thường chỉ quan tâm nhiều hơn đến việc nhận diện các xu hướng chung mang tính toàn cầu của đa dạng loài.

“Việc chỉ ra những loài ong nào đang tồn tại ở những nơi nào và cách mỗi tập hợp loài bằng việc sử dụng các bộ dữ liệu phức tạp có thể dẫn đến tình trạng hỗn độn”, Zattara nói. “Chúng tôi chỉ muốn nêu ra một câu hỏi đơn giản hơn: “những loài nào đã được ghi nhận, ở nơi nào trên thế giới trong một thời kỳ?”.

Để có được câu trả lời, các nhà nghiên cứu đã truy cập vào Hệ thống thông tin đa dạng sinh học toàn cầu (Global Biodiversity Information Facility GBIF), một mạng lưới các cơ sở dữ liệu quốc tế chứa các hồ sơ từ các viện bảo tàng, trường đại học và cả sưu tập tư nhân được lưu trữ từ ba thế kỷ. Các hồ sơ này ghi nhận hơn 20.000 loài được biết trên khắp thế giới.

Một con ong Megachile sp., một trong hàng trăm loài ong dại cần thiết cho cây cối và mùa vụ. Nguồn: Eduardo E. Zattara

Để có thêm thông tin kết quả là một phần tư tổng số loài ong không còn được ghi nhận nữa, các nhà nghiên cứu đã quan sát và thấy sự suy giảm này thậm chí không được phân bố theo các họ ong. Các hồ sơ về ong Halictidae – họ lớn thứ nhì trong số các họ ong – đã giảm xuống 17% kể từ những năm 1990. Một họ khác là Melittidae – một họ hiếm hơn nhiều – cũng giảm đi tới 41%.

“Thông tin đó quan trọng bởi nó nhắc nhở chúng ta rằng ‘ong’ không chỉ có nghĩa là ong mật, dẫu cho ong mật là loài được nuôi nhiều nhất”, Zattara lý giải. “Vết carbon của xã hội loài người cũng tác động đến ong dại, những loài góp phần đem lại những dịch vụ sinh thái mà chúng ta đang phụ thuộc”.

Trong khi nghiên cứu này đem lại một cái nhìn gần hơn vào tình trạng đa dạng của ong toàn cầu, nó cũng là một phân tích chung để đưa ra những khuyến nghị thực sự về tình trạng hiện tại của những loài ong khác nhau.

“Không chỉ về số lượng cụ thể của các loài ong mà nó còn cho thấy nhiều hơn xu hướng phát triển của ong”, Zattara nói. “Nó xác nhận những gì đã được chứng tỏ là đã xảy ra trước đây ở quy mô địa phương giờ đã lan ra toàn cầu. Và vì cậy về cả sự thật là sẽ cần nhiều dữ liệu được chia sẻ với các cơ sở dữ liệu công”.

Một con ong thợ Cadeguala albopilosa, một trong hàng trăm loài ong dại cần thiết cho cây cối và mùa vụ. Nguồn: Eduardo E. Zattara

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cảnh báo là bao giờ thông tin loại này cũng đến quá muộn để con người có thể nhận biết và đảo ngược được sự suy giảm. Tình trạng xấu nhất có thể là không thể làm được điều gì khác.

“Thi thoảng thì điều đó đang diễn ra với loài ong và thi thoảng cần làm điều gì đó. Chúng ta không thể chờ đợi cho đến khi mình hoàn toàn nhận biết đủ bởi vì chúng ta hiếm khi đón nhận được điều đó trong khoa học tự nhiên”, Zattara nói. “Bước tiếp theo là đưa các nhà hoạch định chính sách vào hành động khi vẫn còn thời gian. Loài ong không thể chờ đợi nhiều hơn nữa”.

Thanh Nhàn dịch

Nguồnhttps://phys.org/news/2021-01-quarter-bee-species-havent-1990s.html

https://www.cell.com/one-earth/fulltext/S2590-3322(20)30651-5

Tác giả