Ăn nhiều thịt đỏ liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường

Một nhóm nghiên cứu từ trường Y học công cộng ở Đại học Hong Kong đã phân tích dữ liệu trên quy mô lớn, bao gồm thông tin của hơn 4,4 triệu người. Họ đi đến kết luận là tiêu thụ nhiều thịt đỏ liên quan đến nguy cơ rủi ro bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2 cao hơn.

Họ chỉ ra, việc ăn tăng 50 gam/ngày thịt đỏ qua chế biến liên quan tới 26% nguy cơ rủi ro cao hơn với tim mạch và 44% nguy cơ với bệnh tiểu đường loại hai.

Tác động này ít rõ ràng hơn với người phương Đông, vốn ăn nhiều ngũ cốc và rau quả hơn, mức tiêu thụ thịt đỏ thấp hơn người phương Tây, với mức tiêu thụ thịt đỏ cao hơn và thấp hơn đối với rau củ và ngũ cốc. Phát hiện này được xuất bản trên tạp chí European Heart Journal 1.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong toàn cầu. Tiểu đường loại hai là một loại bệnh chung đi kèm, và một yếu tố rủi ro cho bệnh tim mạch. Và như một phần phổ biến của chế độ dinh dưỡng, thịt đỏ ngày một được chú ý nhiều hơn đối với sức khỏe cá nhân và sức khỏe toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trước đây không có được kết luận tương đồng do số mẫu tương đối nhỏ.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây không kiểm tra sự khác biệt tiềm năng trong nền tảng văn hóa, với những thói quen ẩm thực khác biệt. Do đó, một phân tích mang tính hệ thống đã hướng đến tổng kết bằng chứng về mối liên quan giữa ăn nhiều thịt đỏ với hai căn bệnh thời đại này.

Sau cuộc tìm kiếm trên bốn cơ sở dữ liệu (PubMed, Web of Science, Embase, và Cochrane Library), các nhà nghiên cứu đã thu lại 43 nghiên cứu quan sát bệnh tim mạch với 4.462.810 người tham gia  và 23 nghiên cứu bệnh tiểu đường loại hai với 1.738.672 người tham gia.

Sử dụng đơn vị tăng 100 gam/ngày với thịt đỏ chưa qua chế biến và tăng 50 gam/ngày với thịt đỏ chế biến, nghiên cứu tìm thấy việc ăn thịt đỏ cao hơn, cả đã qua chế biến lẫn chưa chế biến, đều dẫn đến nguy cơ rủi ro cao hơn của bệnh tim mạch và tiểu đường loại hai. Họ so sánh nguy cơ trên người ở phương Đông và phương Tây.

Ở các quốc gia phương Tây, chế độ ăn mang đặc điểm là có nhiều thịt đỏ chế biến, bơ, các sản phẩm sữa có độ béo cao và ngũ cốc tinh chế. Ngược lại, ở phương Đông, chế độ ăn có nhiều ngũ cốc, rau và hải sản.

Trong một phân tích gồm 25 nghiên cứu trên các quốc gia phương Tây, bao gồm Mỹ, Australia, Anh, Pháp và Đức, và năm nghiên cứu ở phương Đông, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Phi, Hàn Quốc và Singapore, nhóm nghiên cứu kiểm tra dữ liệu với việc tăng 50 gam/ngày với thịt đỏ đã qua chế biến và tăng 100 gam/ngày với thịt đỏ đã qua chế biến.

Nghiên cứu phát hiện ra tỉ lệ rủi ro của tiểu đường loại hai của việc ăn thịt đỏ đã qua chế biến là 0,96 với phương Đông và 1,51 với phương Tây; tỉ lệ rủi ro với độ quỵ của việc ăn thịt đỏ chưa chế biến là 0,71 ở phương Đông và 1,13 ở phương Tây. Điều này chứng tỏ nguy cơ rủi ro thấp hơn của đột quỵ và tiểu đường loại hai ở phương Đông so với phương Tây. Nhóm nghiên cứu coi chế độ ăn phương Đông, với nhiều sau, hải sản, ít thịt đỏ là, nên sự khác biệt chính.

Việc xem xét và phân tích dữ liệu có hệ thống, với cỡ mẫu lớn nhất hiện nay do tiến sĩ Jane Zhao Jie của HKUMed. Dẫu thịt đỏ chưa qua chế biến dường như liên quan đến nguy cơ rủi ro thấp hơn so với thịt đỏ đã qua chế biến nhưng nhóm nghiên cứu cũng tìm ra là 100 gam/ngày của thịt đỏ chưa chế biến vẫn liên quan đến 11% rủi ro tim mạch và 27% tiểu đường loại hai cao hơn. Do đó nghiên cứu này đem lại một cảnh báo là có thể giới hạn ăn thịt đỏ do nguyên nhân chuyển hóa tim và sức khỏe toàn cầu.

WHO đã phân loại thịt chế biến như chất gây ung thư nhóm một với người và thịt đỏ vào nhóm 2A, có thể gây ung thư cho người với hàm ý là cả hai dạng thịt này đều có thể tác động xấu đến sức khỏe con người.

Nhóm nghiên cứu xem xét những gợi ý cho Hong Kong, vốn chịu ảnh hưởng của chế độ ăn phương Tây, thường xuyên ăn thịt đã qua chế biến, bơ và ngũ cốc tinh chế. Tiến sĩ Jane Zhao nói, “thịt nhập khẩu ở Hong Kong tiếp tục gia tăng, phản chiếu mức tiêu thụ thịt ngày một gia tăng. Nếu người Hong Kong tiếp tục ăn nhiều thịt hơn, chúng ta có thể thấy tình trạng tương tự điều mà chúng ta thấy ở châu Âu, Mỹ và Australia, với nguy cơ gia tăng của bệnh tim mạch và tiểu đường loại hai”.

Thanh Hương tổng hợp

Nguồn: https://medicalxpress.com/news/2023-10-large-analysis-high-red-meat.html

https://edition.cnn.com/2023/10/19/health/red-meat-type-2-diabetes-risk-study-wellness/index.html

—————————————

1. https://academic.oup.com/eurheartj/article/44/28/2626/7188739?login=false

Tác giả

(Visited 3 times, 1 visits today)