Bài học từ dịch SARS hỗ trợ cuộc chạy đua phát triển vaccine coronavirus

Các công ty đều hướng đến mục tiêu sản xuất được vaccine trong vòng 16 tuần trước khi bước vào giai đoạn kiểm nghiệm lâm sàng.

Hiện không có vaccine hay loại thuốc điều trị nào được chấp thuận dùng cho các bệnh nhân nhiễm chủng mới coronavirus nhưng các công ty và các nhà nghiên cứu đang trong cuộc đua phát triển một loại thuốc như vậy.

Trong tuần này, Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (Cepi) đã thông báo có thể cam kết tài trợ một khoản  trị giá 11 triệu USD (8,4 triệu bảng) cho ba chương trình do công ty Inovio Pharmaceuticals, Moderna và ĐH Queensland dẫn dắt.

Với tài trợ của nhiều quốc gia và nhiều nhà từ thiện, Cepi được thành tích từ ba năm trước nhằm  tìm giải pháp cho Ebola, bệnh dịch dẫn đến cái chết của 11.000 người. Dẫu có một loại vaccine Ebola được phát triển trong vòng một thập kỷ và đã chứng tỏ được 100% hiệu quả, tuy vậy vẫn chưa được triển khai cho đến năm diễn ra bệnh dịch.

Đây là thời điểm cần phải có một vaccine khả thi trong vòng ít nhất 16 tuần, dẫu cho cần mất nhiều thời gian hơn cho việc kiểm thử độ an toàn và hiệu quả của vaccine.

Một lợi thế trong quá trình phát triển thuốc là chủng coronavirus mới, 2019-nCoV, cùng họ với nhiều loại virus đã gây ra các dịch bệnh như SARS, và người ta đã phát triển một loại vaccine sau đó. “Dĩ nhiên là thông tin sẽ trao cho chúng ta một khởi đầu tốt,” giáo sư Brendan Wren, trưởng khoa các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới tại trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London (LSHTM), nói.

Theo Wren, công nghệ sản xuất vaccine có lợi thế một cách đáng kể từ khi bùng phát dịch SARS. Các vaccine truyền thống được tạo ra dựa trên sự phát triển một phiên bản giảm dần độc lực của virus – đủ để hệ miễn dịch của cơ thể ghi nhận phiên bản thật của virus trong tương lai, khi nó xâm nghập vào cơ thể. Nhưng những nỗ lực mới nhất của các nhà nghiên cứu sẽ đem lại những cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt. “Họ có tất cả các công nghệ mới và có nhiều hứa hẹn cho khả năng làm được điều này một cách nhanh chóng,” Richard Hatchett, CEO of Cepi, nói.

Một trong các nhóm nghiên cứu này đang tập trung vào vaccine DNA với mục tiêu là tìm được đoạn DNA cụ thể mã hóa thụ thể trên bề mặt virus cho phép hệ miễn dịch để hướng đến. Về lý thuyết, nếu DNA này được đưa vào cơ thể, nó có thể gia nhập tế bào của cơ thể đó và vào cả protein giống như thụ thể trên bề mặt virus. Những thụ thể di động đó có thể kích hoạt hệ miễn dịch mà không gây ra bệnh.

Ngay cả việc có được một vaccine khả thi một cách nhanh chóng thì vẫn cần nhiều tháng để thử nghiệm vì các quyết định cần được cân nhắc cho những sản phẩm được tiêm chủng cho người – những nhân viên y tế sẽ là những người đầu tiên thử nghiệm. “Ngay cả nếu vaccine dân đến một tác dụng phụ tương đối hiếm nhưng vẫn phải lo ngại về diều đó bởi sẽ có hàng triệu người được tiêm chủng  vaccine,” giáo sư Peter Smith, một nhà dịch tễ học tại LSHTM, nhán mạnh.

Liệu một vaccine cần được triển khai là một vấn đề mở không. SARS đã được các biện pháp y tế công cộng kiểm soát, và có thể là nó cũng bị biến đổi thành chủng ít độc hơn. Vaccine phòng bệnh SARS sau đó đã bị xếp lại và chưa bao giờ được cấp phép. “Khi có một dịch bệnh lan truyền nhanh chóng như một bệnh dịch trước đó, anh không muốn chờ đợi cho đến khi lâm vào tình trạng cần một vaccine để bắt đầu làm một cái tương tự”, giáo sư Peter Smith, một nhà miễn dịch học tại LSHTM nhận xét về tình thế các nhà phát triển vaccine 2019-nCoV đang phải đối mặt.

Anh Vũ dịch

Nguồnhttps://www.theguardian.com/science/2020/jan/24/lessons-from-sars-outbreak-help-in-race-for-coronavirus-vaccine

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)