Bộ não lạc quan: các bản quét tiết lộ mẫu hình chung của những người tích cực

Những cái nhìn thấu suốt từ hình ảnh não có thể có những gợi ý cho nghiên cứu về sức khỏe tâm thần.

Những người có lối suy nghĩ lạc quan có phản hồi tương đồng trong vỏ não trước trán giữa (MPFC)

Những người lạc quan có chung các mẫu hình hoạt động não, và có thể có phân biệt rõ ràng giữa các sự kiện tích cực và tiêu cực hơn là những người bi quan, một nghiên cứu về hình ảnh não phát hiện ra.

Các kết quả, được xuất bản trong một bài báo trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, có thể mở ra những manh mối cho các nhà khoa học tìm hiểu về những xúc cảm phức tạp như thấu cảm và sự cô đơn cũng như trầm cảm và các điều kiện sức khỏe tâm thần khác có liên quan đến lối suy nghĩ yếm thế, bi quan.

“Sẽ là cái gì nếu thành ngữ phổ biến ‘hình thành trên cùng bước sóng’ không chỉ là một ẩn dụ mà còn là một thực tại thần kinh?”, đồng tác giả nghiên cứu Kuniaki Yanagisawa, một nhà tâm lý học xã hội và nhà khoa học thần kinh tại ĐH Kobe ở Nhật Bản nêu vấn đề. Nghiên cứu trước đây đã cho thấy những người có lối suy nghĩ lạc quan có phản hồi tương đồng trong vỏ não trước trán giữa (MPFC), một phần của bộ não bao hàm suy nghĩ về tương lai và quá trình xử lý cảm xúc. Họ cũng có những đặc tính cá nhân tương tự nhau, qua đó có thể thấy một cái nhìn tích cực dẫn đến sự tương đồng về diễn giải những trải nghiệm.

Yanagisawa và cộng sự đã sử dụng các bức ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để đo lường hoạt động não ở 87 người tham gia trong khi họ hình dung về những sự kiện tương lai được phân loại thành tích cực, trung tính hoặc tiêu cực. Sau khi thực hiện chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng, những người tham gia hoàn thành một bảng hỏi được thiết kế để đo lường sự lạc quan của họ.

Các mẫu hình tích cực

Khi họ phân tích các mẫu hình hoạt động não của cộng hưởng từ chức năng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người lạc quan dường như có nét tương đồng trong quá trình xử lý ý nghĩ, trong khi những người tiêu cực lại có nhiều mẫu hình khác biệt và phong phú hơn nhiều.

“Điều ngạc nhiên và kịch tính nhất trong nghiên cứu này là thấy một cảm xúc đời thường vô cùng khó nắm bắt – cảm giác về một số người nghĩ như thế nào – trở nên dễ hiển thị trong những mẫu hình của hoạt động não”, Yanagisawa nói. Các nhà nghiên cứu đề xuất những người tích cực có các mẫu hình tương đồng trong hoạt động não bởi vì họ phân biệt được sự kiện tích cực và tiêu cực rõ ràng hơn những người bi quan, và nghĩ về những sự kiện tích cực và tiêu cực theo những cách vô cùng khác biệt. Cụ thể, những người tích cực có suy nghĩ hết sức sống động về những sự kiện tích cực nhưng đón nhận những sự kiện tiêu cực một cách trừu tượng hơn theo cách tạo ra khoảng cách về mặt cảm xúc.

Tali Sharot, một nhà thần kinh học tại University College London, cho là các phát hiện này có thể có những gợi ý rộng lớn về nghiên cứu sức khỏe tâm thần bởi vì “sự tích cực cũng có liên quan ở chiều ngược lại với những người có sức khỏe tâm thần kém, đặc biệt người bị trầm cảm”.

Anh Vũ dịch từ Nature

Nguồn: doi: https://doi.org/10.1038/d41586-025-02302-6

Tác giả

(Visited 65 times, 1 visits today)