Cần có Ban Chỉ đạo quốc gia chương trình hạt nhân
Theo tác giả CAO CHI, muốn làm điện hạt nhân phải có sự cam kết của Nhà nước, đây là khuyến cáo đầu tiên của IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế). Có được cam kết của Nhà nước chúng ta mới có cơ sở, có khả năng huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực vào công cuộc hạt nhân, mới có đủ tư cách pháp nhân trên trường quốc tế. Cùng với đó, việc đào tạo nhân lực phải đi trước so với trang bị cơ sở vật chất ít nhất từ 10 đến 15 năm.
Chọn con đường phát triển năng lượng hạt nhân là việc làm đúng đắn. Thật vậy, nếu xét từ 3 góc độ: vĩ mô, dài hạn và ngoại giá (externalities) thì hạt nhân vẫn là chiếm ưu thế cho ngành năng lượng tương lai của Việt Nam.
Trong vận hội WTO, Đảng và Chính phủ sẽ đưa nước ta hòa nhập vào cộng đồng những nước có điện hạt nhân. Điều này làm nức lòng các nhà khoa học và các nhà năng lượng.
Song chúng ta phải ý thức được rằng điện hạt nhân sẽ đặt chúng ta trước nhiều thách thức vô cùng lớn lao. Năng lượng hạt nhân không thuộc về năng lượng cổ điển và đòi hỏi những tri thức đặc thù mà chúng ta chưa có nhiều và cũng đòi hỏi những cơ cấu tổ chức thích hợp.
Muốn làm được việc đó, không một Bộ nào có thể đứng riêng lẻ làm được mà cần sự hợp lực của nhiều Bộ, và muốn điều hành được công việc của nhiều Bộ cần thành lập một Ban Chỉ đạo quốc gia (hoặc liên Bộ) chương trình hạt nhân.
Trong hội thảo do IAEA tổ chức tại Hà Nội tháng 6/2007 về hạ tầng cơ sở cho ngành hạt nhân, GS. R I Facer đã nhấn mạnh sự cần thiết của một ban chỉ đạo quốc gia để điều hành mọi công việc (NEPIO-Nuclear Energy Program Implementation Organisation)
Theo kinh nghiệm nhiều nước, chỉ đạo chương trình hạt nhân là một cán bộ quản lý cao cấp có quyền lực (ở một số nước là quyền lực rất lớn), hoặc một nhà khoa học có tài đức được trao đủ quyền, có khả năng điều hành và thực hiện một chương trình lớn như chương trình hạt nhân, là một nhạc trưởng lớn (theo cách phát biểu của Bộ trưởng Bộ KH&CN), đứng đầu một Ban chỉ đạo quốc gia (hoặc Ban chỉ đạo liên Bộ) Chương trình hạt nhân để điều hành mọi công việc.
Tại nhiều nước, Ủy ban Năng Lượng Nguyên tử Quốc gia, hoặc Cục Năng lượng Nguyên tử, đóng vai trò Ban chỉ đạo quốc gia. Vì BCĐQG/LBCTHN nằm ở mức Chính phủ nên có thể điều hành được công việc, vốn liên quan đến nhiều Bộ, nhiều ngành. Nhiều nước lấy các Bộ quan trọng sau đây (hoặc các Bộ tương đương) làm hạt nhân trong Ban chỉ đạo quốc gia gồm: Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài nguyên & Môi trường. Hiện chúng ta đang có Tổ chỉ đạo quốc gia chương trình hạt nhân, đây là một yếu tố thuận lợi. Ngoài ra chúng ta có thể huy động sự tham gia của những chuyên gia Việt kiều trong ngành hạt nhân vào Ban chỉ đạo quốc gia.
Dưới Ban chỉ đạo quốc gia (hoặc Ban chỉ đạo liên Bộ) là các chuyên ngành. Như chúng ta biết chương trình hạt nhân gồm hai phần mà người ta thường ví như hai bánh của cỗ xe hạt nhân: phi năng lượng (non power), sử dụng khoa học & kỹ thuật hạt nhân vào các ngành kinh tế quốc dân và năng lượng (power) tức điện hạt nhân
Không có một Ban chỉ đạo quốc gia hoặc Ban chỉ đạo liên Bộ về đào tạo nhân lực (gồm các Bộ: Công Thương + Khoa học&Công nghệ + Giáo dục&Đào tạo) chúng ta không thể thi hành được nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho chương trình hạt nhân. Điều này đã được khẳng định trong “Chiến lược ứng dụng Năng lượng Nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020” kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. BCĐQG về đào tạo nhân lực sẽ hoạt động với đầy đủ điều kiện về tổ chức, kinh phí với một kế hoạch khẩn trương, chi tiết, chuyên nghiệp. Cần tổng hợp đề án đào tạo nhân lực của 3 Bộ nói trên để có một chương trình hành động mạnh mẽ và hiệu lực, nhất quán và thống nhất.
Đối diện với điện hạt nhân, chúng ta cần một đội ngũ cán bộ có trình độ cao về khoa học cũng như về công nghệ. Đội ngũ đó hiện nay chúng ta chưa có đủ, hay nói thẳng là chúng ta chưa có. Và muốn đào tạo được một đội ngũ như vậy phải có một chiến lược quốc gia lâu dài, sâu rộng. Nhiều nước đi theo con đường hạt nhân đã tung ra đào tạo trong nước và nước ngoài hàng trăm cán bộ ưu tú trong vòng 10-15 năm trước khi chế ngự được ngành điện hạt nhân theo đúng ý nghĩa của vấn đề: du nhập điện hạt nhân và nội địa hóa, tiến đến làm chủ hầu hết các công đoạn.
———-
ảnh: Đoàn cán bộ Bộ KH&CN Việt Nam tại cơ sở ứng dụng năng lượng nguyên tử của Hàn Quốc.
Trong vận hội WTO, Đảng và Chính phủ sẽ đưa nước ta hòa nhập vào cộng đồng những nước có điện hạt nhân. Điều này làm nức lòng các nhà khoa học và các nhà năng lượng.
Song chúng ta phải ý thức được rằng điện hạt nhân sẽ đặt chúng ta trước nhiều thách thức vô cùng lớn lao. Năng lượng hạt nhân không thuộc về năng lượng cổ điển và đòi hỏi những tri thức đặc thù mà chúng ta chưa có nhiều và cũng đòi hỏi những cơ cấu tổ chức thích hợp.
Muốn làm được việc đó, không một Bộ nào có thể đứng riêng lẻ làm được mà cần sự hợp lực của nhiều Bộ, và muốn điều hành được công việc của nhiều Bộ cần thành lập một Ban Chỉ đạo quốc gia (hoặc liên Bộ) chương trình hạt nhân.
Trong hội thảo do IAEA tổ chức tại Hà Nội tháng 6/2007 về hạ tầng cơ sở cho ngành hạt nhân, GS. R I Facer đã nhấn mạnh sự cần thiết của một ban chỉ đạo quốc gia để điều hành mọi công việc (NEPIO-Nuclear Energy Program Implementation Organisation)
Theo kinh nghiệm nhiều nước, chỉ đạo chương trình hạt nhân là một cán bộ quản lý cao cấp có quyền lực (ở một số nước là quyền lực rất lớn), hoặc một nhà khoa học có tài đức được trao đủ quyền, có khả năng điều hành và thực hiện một chương trình lớn như chương trình hạt nhân, là một nhạc trưởng lớn (theo cách phát biểu của Bộ trưởng Bộ KH&CN), đứng đầu một Ban chỉ đạo quốc gia (hoặc Ban chỉ đạo liên Bộ) Chương trình hạt nhân để điều hành mọi công việc.
Tại nhiều nước, Ủy ban Năng Lượng Nguyên tử Quốc gia, hoặc Cục Năng lượng Nguyên tử, đóng vai trò Ban chỉ đạo quốc gia. Vì BCĐQG/LBCTHN nằm ở mức Chính phủ nên có thể điều hành được công việc, vốn liên quan đến nhiều Bộ, nhiều ngành. Nhiều nước lấy các Bộ quan trọng sau đây (hoặc các Bộ tương đương) làm hạt nhân trong Ban chỉ đạo quốc gia gồm: Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài nguyên & Môi trường. Hiện chúng ta đang có Tổ chỉ đạo quốc gia chương trình hạt nhân, đây là một yếu tố thuận lợi. Ngoài ra chúng ta có thể huy động sự tham gia của những chuyên gia Việt kiều trong ngành hạt nhân vào Ban chỉ đạo quốc gia.
Dưới Ban chỉ đạo quốc gia (hoặc Ban chỉ đạo liên Bộ) là các chuyên ngành. Như chúng ta biết chương trình hạt nhân gồm hai phần mà người ta thường ví như hai bánh của cỗ xe hạt nhân: phi năng lượng (non power), sử dụng khoa học & kỹ thuật hạt nhân vào các ngành kinh tế quốc dân và năng lượng (power) tức điện hạt nhân
Không có một Ban chỉ đạo quốc gia hoặc Ban chỉ đạo liên Bộ về đào tạo nhân lực (gồm các Bộ: Công Thương + Khoa học&Công nghệ + Giáo dục&Đào tạo) chúng ta không thể thi hành được nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho chương trình hạt nhân. Điều này đã được khẳng định trong “Chiến lược ứng dụng Năng lượng Nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020” kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. BCĐQG về đào tạo nhân lực sẽ hoạt động với đầy đủ điều kiện về tổ chức, kinh phí với một kế hoạch khẩn trương, chi tiết, chuyên nghiệp. Cần tổng hợp đề án đào tạo nhân lực của 3 Bộ nói trên để có một chương trình hành động mạnh mẽ và hiệu lực, nhất quán và thống nhất.
Đối diện với điện hạt nhân, chúng ta cần một đội ngũ cán bộ có trình độ cao về khoa học cũng như về công nghệ. Đội ngũ đó hiện nay chúng ta chưa có đủ, hay nói thẳng là chúng ta chưa có. Và muốn đào tạo được một đội ngũ như vậy phải có một chiến lược quốc gia lâu dài, sâu rộng. Nhiều nước đi theo con đường hạt nhân đã tung ra đào tạo trong nước và nước ngoài hàng trăm cán bộ ưu tú trong vòng 10-15 năm trước khi chế ngự được ngành điện hạt nhân theo đúng ý nghĩa của vấn đề: du nhập điện hạt nhân và nội địa hóa, tiến đến làm chủ hầu hết các công đoạn.
———-
ảnh: Đoàn cán bộ Bộ KH&CN Việt Nam tại cơ sở ứng dụng năng lượng nguyên tử của Hàn Quốc.
Cao Chi
(Visited 3 times, 1 visits today)