Chim bồ câu có thể dự đoán ô nhiễm môi trường

Một nghiên cứu mới đây cho thấy mối liên hệ giữa nồng độ chì trong máu chim bồ câu, một loài chim lý tưởng để so sánh với con người bởi chúng sống gần người và ăn thức ăn gần như tương tự thức ăn của con người, và nồng độ chì trong máu trẻ nhỏ, qua đó gợi ra khả năng dùng loài chim này để phát hiện những khu vực bị ô nhiễm, đặc biệt là tại các khu vực thành thị.

Tiến sĩ Rebecca Calisi, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Barnard, đã thực hiện kiểm tra dữ liệu trên 825 con chim bồ câu đến từ nhiều khu vực trong bang Manhattan từ năm 2010-2015 và nhận thấy những con chim bồ câu có nồng độ chì cao thuộc các vùng như Greenwich Village và SoHo cũng có mối tương quan với nồng độ chì trong trẻ nhỏ ở các khu vực này. Từ những phát hiện đó, phòng thí nghiệm của bà tại California đang lên kế hoạch sử dụng bồ câu để theo dõi sự xuất hiện của các kim loại nặng khác ngoài chì cũng như các chất trừ sâu và các chất ức chế lửa khác tại các khu vực thành thị trên thế giới.

Giáo sư Marc A. Edwards tại Đại học Bách khoa Virginia, thanh tra trưởng trong cuộc khủng hoảng chì tại Flint, Michigan, cho rằng: “Đây có thể là một phương pháp mới và kỳ lạ, giúp chúng ta xác định được những khu vực bị ô nhiễm để từ đó có định hướng xử lý hiệu quả. Hơn nữa, nghiên cứu này còn cho thấy mức độ thâm nhập của những độc tố này trong môi trường.”

Đăng Quang dịch theo New York Times

Tác giả

(Visited 17 times, 1 visits today)