Công trình giành giải Nobel tập trung vào số ít lĩnh vực khoa học
Từ năm 1995 đến 2017, công trình được trao giải Nobel Y học, vật lý hoặc hóa học thường quy tụ lại trong một vài lĩnh vực khoa học. John Ioannidis ở trường đại học Stanford và cộng sự đã trình bày những phát hiện của mình trên tạp chí truy cập mở PLOS ONE vào ngày 29/7/2020.
Nhà hóa học M. Stanley Whittingham nhận giải thưởng Nobel từ Vua Carl Gustaf của Thụy Điển tại Stockholm Concert Hall ở Stockholm. (Nguồn: AP)
Được biết đến rộng rãi như một giải thưởng khoa học danh giá bậc nhất, giải Nobel thường ghi nhận những công trình mang tác động đặc biệt. Dù phần lớn các công trình trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay y sinh có thể thấy ngay giá trị của chúng về mặt lý thuyết nhưng cũng có một số công trình trong nhiều lĩnh vực khác được cho rằng có thể xứng đáng hơn. Bất kể điều đó, việc có nhiều tranh cãi về các giải thưởng cũng có thể đem lại lợi ích cho những hiểu biết sâu sắc hơn về việc liệu những lĩnh vực có công trình đoạt giải có xứng đáng được vinh danh nhiều hơn những lĩnh vực khác hay không.
Để làm rõ việc liệu các giải Nobel có xu hướng được trao cho một số lĩnh vực không, Ioannidis và cộng sự đã lựa chọn những công trình chính liên quan đến giải Nobel của các nhà khoa học được xinh danh từ năm 1995 đến năm 2017. Sau đó, họ ghi mỗi công trình nghiên cứu vào một bản đồ các lĩnh vực khoa học được tạo ra từ 63 triệu bài báo được xuất bản cùng khung thời gian. Dữ liệu được họ trích xuất ra từ Scopus, một cơ sở dữ liệu xuất bản khoa học khá toàn diện và tin cậy.
Phân tích này tiết lộ, trong số 114 lĩnh vực khoa học, 5 lĩnh vực là vật lý hạt, vật lý hạt nhân, sinh học tế bào, khoa học thần kinh và hóa học phân tử chiếm tới hơn một nửa các giải Nobel trong suốt thời kỳ được các nhà khoa học Stanford nghiên cứu – mặc dù năm lĩnh vực này chỉ chiếm 10% tổng số các bài bào được đưa lên bản đồ xuất bản này. Dẫu vậy thì hầu như tất cả các bài báo liên quan đến giải Nobel đều dược trích dẫn ít hơn so với nhiều bài báo khác xuất bản cùng thời gian.
Ba nhà khoa học nhận giải Nobel vật lý năm 2019. Nguồn: Quỹ Nobel
Các tác giả cũng biết rằng, các trích dẫn có thể không đem lại một bức tranh đầy đủ về tác động của công trình nghiên cứu và một ít trong số 114 lĩnh vực, như luật hoặc triết học, có thể không phù hợp với một giải thưởng Nobel (các lĩnh vực không được trao giải Nobel gồm nhãn khoa, y học cấp cứu và kỹ thuật môi trường).
Nguyên nhân giải thích tại sao nhiều lĩnh vực nghiên cứu lại nhận được sự ghi nhận bằng giải Nobel nhiều hơn lĩnh vực khác vẫn còn chưa rõ ràng. Dẫu vậy, các tác giả lưu ý, các giải Nobel có thể có ảnh hưởng với việc những lĩnh vực đó có thể nhận được đầu tư kinh phí và tưởng thưởng lớn hơn, có lẽ khiến cho những lĩnh vực tương tự có xu hướng được vinh danh thêm trong khi làm các lĩnh vực khác bị xã hội xao nhãng.
Ioannidis cho biết thêm: “Có khả năng là những phân ngành khoa học khác nhau có những thành công khác nhau, ngay cả việc các công trình khoa học đều được thực hiện tốt như nhau. Tuy nhiên, đây là điều thú vị bởi trong một số phân ngành chỉ một trong số 1000 xuất bản khoa học của các nhà nghiên cứu là có khả năng nhận được giải Nobel, còn trong những phân ngành khác thì không có nhà khoa học nào có thể được vinh danh, dẫu hàng chục nghìn nhà khoa học làm việc một cách siêng năng trong những phân ngành đó.
Thanh Phương dịch
Nguồn: https://phys.org/search/page6.html?search=metal+air+pollution&s=0