‘Đại tuyệt chủng’ từng xảy ra trên Trái Đất
Khoảng 95% động vật biển và 70% động vật trên cạn từng biến mất khỏi Trái Đất trong một thảm họa cách đây khoảng 250 triệu năm, các nhà khoa học Mỹ và Australia khẳng định.
Các chuyên gia tại Đại học James Cook, Townsville, Queensland (Australia) và Bảo tàng Field, Chicago (Mỹ) cảnh báo rằng những tác động đối với hệ sinh thái, nếu tiếp tục diễn ra như hiện nay, có thể gây nên một thảm họa tương tự.
Sau khi tìm hiểu số lượng động vật biển trong suốt 540 triệu năm qua, họ kết luận rằng tất cả những động vật có cấu tạo cơ thể đơn giản đã bị tiêu diệt. Những sinh vật sống có cấu tạo phức tạp hơn, chẳng hạn như cua, tôm, đã sống sót.
Thảm họa tuyệt chủng sinh học này xảy ra cách đây khoảng 250 triệu năm, khi Trái Đất được cho là chỉ có một lục địa, bao quanh bởi một đại đương. Nhóm nghiên cứu không tìm hiểu nguyên nhân gây ra thảm họa này, nhưng họ cho rằng những loài có cấu trúc cơ thể đơn giản đã bị thay thế bởi những loài có cấu trúc phức tạp hơn.
“Những phân tích của chúng tôi cho thấy ‘đại tuyệt chủng’ không chỉ làm thay đổi mãi mãi sự đa dạng về loài mà còn làm thay đổi cả cấu trúc sinh thái đại dương”, Peter Wagner, người quản lý khu vực động vật có xương sống hóa thạch tại bảo tàng Field và trưởng nhóm nghiên cứu, tuyên bố.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, những hoạt động nghiên cứu về sinh thái biển cho thấy loài người đang làm cho nhiều hệ sinh thái quay về trở về tình trạng giống như 540 triệu năm trước đây, trước khi sự bùng nổ các loài động vật diễn ra. Wagner phát biểu: “Mảng thiên thạch từng làm khủng long tuyệt chủng không thể làm nổi điều đó”.
Sau khi tìm hiểu số lượng động vật biển trong suốt 540 triệu năm qua, họ kết luận rằng tất cả những động vật có cấu tạo cơ thể đơn giản đã bị tiêu diệt. Những sinh vật sống có cấu tạo phức tạp hơn, chẳng hạn như cua, tôm, đã sống sót.
Thảm họa tuyệt chủng sinh học này xảy ra cách đây khoảng 250 triệu năm, khi Trái Đất được cho là chỉ có một lục địa, bao quanh bởi một đại đương. Nhóm nghiên cứu không tìm hiểu nguyên nhân gây ra thảm họa này, nhưng họ cho rằng những loài có cấu trúc cơ thể đơn giản đã bị thay thế bởi những loài có cấu trúc phức tạp hơn.
“Những phân tích của chúng tôi cho thấy ‘đại tuyệt chủng’ không chỉ làm thay đổi mãi mãi sự đa dạng về loài mà còn làm thay đổi cả cấu trúc sinh thái đại dương”, Peter Wagner, người quản lý khu vực động vật có xương sống hóa thạch tại bảo tàng Field và trưởng nhóm nghiên cứu, tuyên bố.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, những hoạt động nghiên cứu về sinh thái biển cho thấy loài người đang làm cho nhiều hệ sinh thái quay về trở về tình trạng giống như 540 triệu năm trước đây, trước khi sự bùng nổ các loài động vật diễn ra. Wagner phát biểu: “Mảng thiên thạch từng làm khủng long tuyệt chủng không thể làm nổi điều đó”.
Việt Linh (theo Reuters)
(Visited 1 times, 1 visits today)