Đặt tên gì cho bệnh ?

Giới y tế không nên sáng chế ra những bệnh danh dài dòng mà ngay cả giới y khoa cũng cảm thấy khó hiểu. Nếu giới y khoa khó hiểu, thì người dân chắc cũng khó hiểu. Một khi người dân khó hiểu bệnh trạng thì chúng ta khó có sự hợp tác của họ trong chiến dịch phòng bệnh, như Khổng Tử từng cảnh báo trước đây.

 

Nếu ngôn ngữ không đúng, thì những gì nói ra sẽ  không phản ảnh chính xác ý của người nói; nếu ý của người nói không được phản ảnh chính xác, thì những gì cần phải làm sẽ không thực hiện được; và những gì không thực hiện được đạo đức và nghệ thuật sẽ bị tổn hại.”  (Khổng Tử)

 


Báo Dân Trí trích lời phát biểu của Tiêu chảy cấp nguy hiểm” là chuẩn xác vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để nói về dịch tiêu chảy có sự xuất hiện của khuẩn phẩy tả.

Trong một bài báo trên VietnamnetThời báo Kinh tế Sài Gòn tuần vừa qua, tôi có viết rằng cần định danh bệnh cho chính xác để có sự hợp tác của người dân trong chiến lược phòng chống bệnh tả.  Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng nói một ý như thế.  Do đó, tôi cảm thấy có trách nhiệm bàn thêm về việc định danh bệnh như sau:

Thứ nhất là vấn đề thuật ngữ liên quan đến bệnh danh. Tôi chưa từng thấy một thuật ngữ tiếng Anh nào tương xứng với (hay có thể dịch là) “Tiêu chảy cấp nguy hiểm”. Có thể đối chiếu cụm từ “Tiêu chảy cấp nguy hiểm” giữa tiếng Việt và Anh để hiểu thêm vấn đề:

            Tiêu chảy = diarrhoea

            Cấp [tính] = acute

            Nguy hiểm = dangerous

Do đó, nếu dịch sang tiếng Anh thì “Tiêu chảy cấp nguy hiểm” có nghĩa là “Dangerously Acute Diarrhoea”.  Tôi tìm trong danh mục bệnh của ICD (International Classification of Diseases) mà không thấy một bệnh nào có tên như thế cả. Bạn đọc có thể sử dụng “Google” hay “PubMed” (thư viện y khoa toàn cầu) để kiểm tra phát biểu trên của tôi.

Thứ hai là cách sử dụng thuật ngữ của WHO. Ông Cục trưởng cho rằng “WHO sử dụng [thuật ngữ ‘Tiêu chảy cấp nguy hiểm’] để nói về dịch tiêu chảy có sự xuất hiện của khuẩn phẩy tả,” nhưng đọc qua các tài liệu của WHO về bệnh tả và tiêu chảy, tôi không thấy bất cứ một bệnh danh nào có từ “dangerous” (nguy hiểm) trong đó cả.  

WHO dùng thuật ngữ cholera (bệnh tả) và diarrhoea (tiêu chảy) rất rõ ràng. Không có sự nhập nhằng ở đây.  Do đó, tôi phải đặt dấu hỏi phát biểu trên của ông Nga dựa vào nguồn thông tin nào của WHO.  Đây là vấn đề quan trọng vì phát biểu mà không có nguồn gốc hay cơ sở khoa học là không thể chấp nhận được.

Hai bệnh này có những nguyên nhân và bệnh lí khác nhau.  Từ điển Y học (Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1997) định nghĩa cholera như sau: “Bệnh dịch tả (dt) một bệnh nhiễm trùng cấp ở ruột non do vi khuẩn vibrio cholera, nó gây ra ói mửa và tiêu chảy trầm trọng dẫn tới mất nước.”  Xem qua phần diarrhea, Từ điển định nghĩa: “Tiêu chảy (dt) sự bài tiết ruột thường xuyên hoặc đi ra phân mềm bất thường hay lỏng. Tiêu chảy có thể do nhiễm trùng đường ruột, các dạng khác của viêm ruột như viêm đại tràng hay bệnh Crohn, kém hấp thụ, lo âu, và hội chứng ruột kích thích.”  

Nói tóm lại, bệnh danh “Tiêu chảy cấp nguy hiểm” mà ông

Thế thì chúng ta nên gọi tình trạng bộc phát bệnh tiêu chảy hiện nay là gì?  Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4233/QĐ-BYT ngày 3/11/2007, trong đó (mục 2.1) Bộ Trưởng Bộ Y Tế xác định rõ ràng rằng: “Một ‘vụ dịch tả’ được xác định khi có ít nhất 1 ca bệnh tả được xác định”. Quyết định này hoàn toàn phù hợp với qui ước quốc tế về bệnh tả (International Health Regulations). Chẳng hạn như ở Úc, Bộ Y tế định nghĩa như sau: “A single case of cholera in a person with a history of no overseas travel is considered an outbreak” (tạm dịch: Một cá nhân mắc bệnh tả nhưng chưa từng đi ra nước ngoài trước đó được xem là một sự bộc phát).

Cho đến nay (13/4/2008) đã có 1335 bệnh nhân, trong đó 136 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả (chiếm tỷ lệ 10%). Như vậy, dựa vào Quyết định của Bộ Y tế và qui ước quốc tế, chúng ta có thể định danh bệnh là “vụ bệnh tả” hay “bệnh tả” cho gọn. 

Thiết tưởng không có gì phải bàn cãi về bệnh danh vì qui định và qui ước quá rõ ràng.  Tôi nghĩ giới y tế không nên sáng chế ra những bệnh danh dài dòng mà ngay cả giới y khoa cũng cảm thấy khó hiểu.  Nếu giới y khoa khó hiểu, thì người dân chắc cũng khó hiểu.  Một khi người dân khó hiểu bệnh trạng thì chúng ta khó có sự hợp tác của họ trong chiến dịch phòng bệnh, như Khổng Tử từng cảnh báo trước đây. 

 

Chủ Nhật, 13/04/2008 – 2:09 AM

Gọi dịch”Tiêu chảy cấp nguy hiểm” là chuẩn xác

(Dân trí) – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường Nguyễn Huy Nga cho biết, đây là thuật ngữ chung được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để nói về dịch tiêu chảy có sự xuất hiện của khuẩn phẩy tả.

Vì vậy, thuật ngữ này cũng được áp dụng tại Việt Nam khi có dịch xảy ra. Ông Nga cho biết, hiện nay, tại Iraq và Thái Lan cũng đang xảy ra dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, hiện nay số bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp đang có xu hướng chững lại. Tại Hà Nội, số ca dương tính với phẩy khuẩn tả dừng lại ở số 44 người từ 10 ngày nay. Toàn thành phố đã có gần 28.000 người được uống thuốc dự phòng.
Hiện nay, UBND Thành phố Hà Nội đang tiếp tục tiến hành khảo sát, kiểm tra vấn để vệ sinh tại 30 hồ ao đã được cảnh báo đang bị ô nhiễm.
Ông Phạm Đắc Quyền, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hoá cũng cho biết; 72/79 ca tiêu chảy cấp ở tỉnh này đã được điều trị khỏi và đã được ra viện
Nguồn: http://www1.dantri.com.vn/suckhoe/Goi-dich-Tieu-chay-cap-nguy-hiem-la-chuan-xac/2008/4/227601.vip

 GS. Nguyễn Văn Tuấn

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)