Động đất tại Myanmar cho thấy rủi ro xây dựng, dù ở xa đường đứt gãy
Là một trong những hiểm họa tự nhiên toàn cầu nguy hiểm bậc nhất với xã hội, các trận động đất là nguyên nhân dẫn đến số lượng tử vong và những mất mát kinh tế lớn trong hàng thập kỷ qua.

Theo một báo cáo tài chính của Munich Re, một công ty bảo hiểm quốc tế, một phân tích 10 trận động đất lớn nhất từ năm 1980 đến năm 2024 cho thấy những thiệt hại kinh tế trung bình 65,8 tỉ USD (có tính lạm phát), với thiệt hại bảo hiểm 21%. Do đó, động đất tạo ra những tác động kinh tế thảm khốc lên các cộng đồng toàn cầu. Điều này càng trầm trọng hơn ở các vùng thu nhập thấp ở châu Á và Trung, Nam Mỹ.
Vào ngày 28/3/2025, một trận động đất cường độ 7,7 đã xảy ra ở khu vực trung tâm Mandalay (thành phố lớn thứ hai Myanmar), và các quốc gia xung quanh Nam Á. Sự kiện thảm khốc này xuất hiện vào buổi trưa thứ sáu.
Nó khiến ít nhất 5.300 người chết ở vùng Sagaing, Myanmar, và làm hàng nghìn người khác bị thương, hàng trăm người mất tích. Đứt gãy gây động đất kéo dài khoảng 400 km, được xác nhận bằng dữ liệu vệ tinh. Sự gia tốc cực đại tại mức nền là 0,6 g, tức là hơn một nửa so với gia tốc của trọng lực.
Những gì bất thường xảy ra trong trận động đất ngày 28/3/ 2025 là tác động đáng kể của nó ngoài biên giới Myanmar.
Nhiều người hẳn đã chứng kiến sự sụp đổ dần dần của tòa nhà cao tầng đang được xây dựng ở Bangkok của Văn phòng Kiểm toán quốc gia ở Chatuchak, làm thiệt mạng 29 công nhân cũng như nhiều bể bơi trên mái nhà ở thành phố này bị sập đột ngột – tất cả đều xảy ra ở cách tâm chấn Mandalay 1.000 km.
Các tác động của động đất đều được cảm nhận ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM và miền Nam Trung Quốc (Vân Nam), cũng xa tâm chấn.
Đây là bằng chứng cho thấy hiện tượng vật lý của sóng địa chất lan truyền qua đất yếu, đất sét mềm đại dương, vốn là yếu tố hình thành nên địa chất nông của nhiều vùng xung quanh Myanmar.
Sự hiện diện của đất yếu khuếch đại những hệ quả thiệt hại liên quan đến địa chất ở các vùng có các tòa nhà không được xây dựng với thiết kế chống động đất.
Các tòa nhà và cơ sở hạ tầng không có khả năng chống đỡ được địa chấn sẽ không đủ sức phục hồi thích hợp để đảm bảo được đầy đủ chức năng và ngăn ngừa sự xuất hiện của thảm họa trên diện rộng hoặc sụp đổ hệ thống. Đây là lời cảnh tỉnh các thành phố với những tòa nhà cao rầng và cơ sở hạ tầng quan trọng không được thiết kế để chống chịu được tải trọng động đất.
Là một kỹ sư kết cấu có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về các hệ quả của động đất lên các thiết kế xây dựng trên toàn thế giới, tôi có hiểu biết trực tiếp về những thách thức nêu trên. Tôi đã tư vấn cho chính phủ Haiti chuẩn bị cho những trận động đất trong tương lai sau thảm họa động đất năm 2010, là nguyên nhân khiến 200.000 người chết.
Một câu hỏi thiết yếu là chúng ta cần xem xét trong giai đoạn này “chúng ta có sống trong những tòa nhà cao tầng an toàn, ngay cả khi các tòa nhà này không nằm ở khu vực không có địa chấn không”?
Trên những bằng chứng thu thập được ở trận động đất tại Myanmar, nhiều quốc gia và vùng trung tâm như Bangkok hay Hà Nội có thể không nằm ở vùng đứt gãy, nhưng vẫn có nguy cơ dễ phải hứng chịu sự phá hủy hoặc đổ sụp.
Điều này thực sự đúng với những tòa nhà cao tầng có xu hướng cộng hưởng với sự phản hồi động lực của trầm tích đất mềm.
Do đó những bài học từ trận động đất Myanmar cho thấy là các tòa nhà cao tầng cần phải có khả năng chống chịu với rung lắc theo chiều ngang do động đất gây ra.
Có những gợi ý trực tiếp cho các siêu đô thị quanh thế giới có những tòa nhà chọc trời đang được xây dựng bùng nổ ở Doha, Dubai, Mumbai, Singapore, Suzhou, Miami, New York…, ngay cả khi chúng đặt ở những vùng có rủi ro động đất thấp. Điều này nhấn mạnh vào sự cần thiết phải có những tiêu chuẩn an toàn cấu trúc, ngay ở những vùng được coi là an toàn, nguy cơ thấp.
Có vô số kỹ thuật và công nghệ có thể áp dụng để loại trừ các tác động của động đất lên các toà nhà cao tầng. Chúng được đặt trên các kiểm soát rung động và phụ thuộc vào các cơ chế kỹ thuật mạnh mẽ, như bộ giảm chấn khối lượng (tuned-mass dampers), bộ hỗ trợ giảm chấn khối lượng (supplemental damping)…
Nhiều công nghệ cũng có thể được sử dụng để loại trừ các hệ quả đa rủi ro, những cơn gió mạnh và các rung động sinh ra từ nền đất và kết hợp giao thông. Đây đều là những công nghệ đã thuần thục và có độ tin cậy nhưng đòi hỏi thiết kế tương xứng.
Trận động đất này cũng cho thấy việc đào tạo và chuyên môn đầy đủ là điều cơ bản để ứng phó.
Thanh Phương dịch từ University of Liverpool