Dùng chim để giám sát ô nhiễm môi trường

Chim nhạn và chim bồ câu có thể giúp giám sát môi trường.

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học M, những con chim làm tổ có thể được dùng làm công cụ hữu hiệu giúp theo dõi những nỗ lực làm sạch môi trường.

Các loài chim này làm tổ và ăn các loại trùng nở trong hồ hoặc các lòng sông. Chúng có thể trở thành những công cụ giám sát sinh học về mức độ ô nhiễm, nhà nghiên cứu Thomas Custer thuộc Trung tâm Khoa học Môi trường tại La Crosse, Wisconsin, cho biết. Đó là bởi vì mọi ô nhiễm trong trầm tích sẽ dần hấp thụ vào các con chim, trứng và chim non.

Custer lấy ví dụ loài chim nhạn cây (Tachycineta bicolor) cho thấy lượng chất độc “đáng kể” có tên gọi polychlorinated biphenols, xuất hiện trong trứng và chim con sau 7 năm con người nỗ lực khắc phục hậu quả tại một nhà máy sản xuất tụ điện cũ ở miền nam Illinois. Phát hiện này đã “thúc đẩy những nỗ lực tiếp theo nhằm làm sạch trầm tích bị ô nhiễm”, Custer nói.

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Độc học và Hóa học Môi trường ở Long Beach, California, tuần trước, Custer cho biết nhóm của ông cũng đã sử dụng phương pháp trên để giám sát một dự án năm 2010 nhằm mục đích loại bỏ các trầm tích bị ô nhiễm từ sông Ohio Ottawa gần Toledo. Tuy chưa thu thập hết các dữ liệu, nhưng mọi chuyện có vẻ tốt, ông nói. “Đối với các loài chim, đây không phải là một điểm nóng.”

Một lợi thế của việc dùng loài chim nhạn cây cho việc theo dõi mức độ ô nhiễm của một khu vực là ở đặc tính loài chim này chỉ kiếm ăn trong khoảng cách 500 m tính từ tổ chim. “Mức độ ô nhiễm của một khu vực được thể hiện rất sát khi kiểm định chúng”.

Như vậy, các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng thu hút chúng chỉ đơn giản bằng cách đưa ra các hộp làm tổ trên cột để nghiên cứu, vì đặt tổ ở đâu thì chúng sẽ giới hạn phạm vi sinh hoạt ở quanh đó, Custer nói.

Roger Helm, người đứng đầu của chương trình chất gây ô nhiễm môi trường đối với các và động vật hoang dã tại Arlington, Virginia, đồng ý với phương thức nghiên cứu trên. Một lợi thế rất lớn của việc sử dụng loài chim nhạn cây, ông nói, là chúng cung cấp một phương pháp thử nghiệm có thể “lặp đi lặp lại” ở các khu vực khác nhau, và điều này hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp thu thập “từng mẩu dữ liệu” từ những động vật được thu thập ngẫu nhiên.

Hơn nữa, ông nói thêm, thậm chí nó có thể giúp những con chim, bởi vì sự hiện diện của hộp làm tổ giúp cải thiện môi trường sống của chúng. Một vài quả trứng và chim non bị mất vào tay các nhà nghiên cứu sẽ không gây thiệt hại gì lớn cho loài chim này, Helm nói, vì “đằng nào thì cũng hiếm khi số lượng chim non sống sót trong tự nhiên vượt quá 50%.

Ngoài chim nhạn, chim bồ câu nhà cũng được sử dụng để giám sát chất lượng không khí.
Trong một nghiên cứu thí điểm liên quan đến chim mua từ các nhà sưu tầm ở Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ, Halbrook – nhà nghiên cứu ảnh hưởng chất độc trong môi trường hoang dã từ trường Southern Illinois University, Carbondale – tìm thấy sự khác biệt trong mối quan hệ sức khỏe và chất lượng không khí. Như tại Bắc Kinh và Manilla, phổi của các con chim có màu đen và tinh hoàn rất to. Tuy nhiên, tại những thành phố ít ô nhiễm hơn ở Trung Quốc, và ở Hoa Kỳ, các bộ phận cơ thể của loài chim này lành mạnh hơn nhiều.

“Điều này gợi mở về nguy cơ rằng các loài khác, bao gồm cả con người, cũng có thể có tác dụng phụ tương tự” từ những chất gây ô nhiễm môi trường, ông nói.

Nguyễn Bình dịch
Nguồn: http://www.nature.com/news/how-birds-are-used-to-monitor-pollution-1.11848

Tác giả

(Visited 17 times, 1 visits today)