Ghi nhận nụ hôn sớm nhất của con người ở Lưỡng Hà 4.500 năm trước
Một nghiên cứu gần đây từng đặt giả thuyết về bằng chứng nụ hôn sớm nhất của loài người xuất phát từ một vùng địa lý rất cụ thể là Nam Á 3.500 năm trước, từ nơi có thể lan truyền cách thức thể hiện tình cảm này đến những vùng khác, đồng thời với sự lan truyền của nhóm virus gây nhiễm virus ở phần lớn con người trên trái đất, HSV-1.
Nhưng theo tiến sĩ Troels Pank Arbøll và tiến sĩ Sophie Lund Rasmussen, tác giả bài báo mới trên tạp chí Science, được lấy từ một phạm vi các nguồn tư liệu chữ viết từ các xã hội Mesopotamia sớm (Lưỡng Hà), nụ hôn đã trở thành một thực hành tốt từ 4.500 năm trước ở Trung Đông. Và có lẽ là sớm hơn nhiều, việc chuyển mốc thời gian đến thời điểm sớm hơn 1.000 năm so với những hiểu biết trước đây của cộng đồng khoa học 1.
“Tại Lưỡng Hà cổ đại, nền văn hóa sớm của loài người tồn tại giữa sông Euphrates và sông Tigris ở Iraq và Syria ngày nay, con người viết bằng chữ hình nêm trên những tấm bảng đất sét. Hàng ngàn tấm bảng đất sét còn tồn tại đến ngày nay và chúng chứa những ví dụ rõ ràng về việc nụ hôn được coi là một phần của sự thân mật lãng mạn thời cổ đại, giống như việc hôn có thể là một phần của tình bạn và sự gắn kết của các thành viên trong gia đình”, tiến sĩ Troels Pank Arbøll, một chuyên gia về lịch sử y học ở Lưỡng Hà. “Do đó, không được coi nụ hôn là một phong tục bắt nguồn riêng biệt từ vùng đất nào và từ đó lan rộng ra khắp mọi nơi mà còn xuất hiện như một thực hành trong nhiều nền văn hóa cổ đại khắp nhiều thiên niên kỷ”.
Tiến sĩ Sophie Lund Rasmussen cho biết thêm, “Trên thực tế, nghiên cứu về tinh tinh lùn (bonobo) và hắc tinh tinh (chimpanzee), những loài họ hàng gần nhất với con người, đã chứng tỏ là cả hai loài đều có hôn, qua đó có thể đề xuất là sự thực hành hôn là một hành vi cơ bản của loài người, và giải thích tại sao nó có thể được tìm thấy khắp các nền văn hóa”.
Hôn như một sự lan truyền bệnh tật tiềm năng
Thêm vào tầm quan trọng với hành vi xã hội và tình dục, sự thực hành hôn có thể đóng vai trò không chủ đích trong sự lan truyền các vi sinh vật, nguyên nhân tiềm năng lan truyền virus giữa con người.
Tuy nhiên, sự đề xuất là nụ hôn này có thể được đánh giá như một kích hoạt sinh học đột ngột đằng sau sự lan truyền của các mầm bệnh cụ thể vẫn còn chưa chắc chắn. Sự lan truyền của virus HSV-1, vốn được các nhà nghiên cứu đề xuất có thể được gia tốc bằng nụ hôn, là một trường hợp điển hình: Có một tập sao lục các văn bản y học từ Lưỡng Hà, một số trong đó đề xuất một dịch bệnh có triệu chứng gợi đến bệnh HSV-1”, tiến sĩ Arbøll lưu ý.
Ông cho biết thêm là nhiều khái niệm trong văn hóa và tôn giáo ảnh hưởng đến các văn bản y học cổ đại và do đó phải nhấn mạnh là không nên dựa vào giá trị bề mặt khi đọc chúng. “Thật thú vị khi thấy một số điểm tương đồng giữa bệnh buʾshanu trong văn bản y học cổ đại từ Lưỡng hà và các triệu chứng do bị lây nhiễm virus herpes. Bệnh bu’shanu chủ yếu nằm quanh miệng và cổ họng, các triệu chứng bao gồm các mụn nước ở quanh miệng, là một trong những tín hiệu rõ nét của lây nhiễm herpes”.
“Nếu sự thực hành hôn được phổ biến trong mọi xã hội cổ đại thì hệ quả của nụ hôn theo nghĩa phát tán mầm bệnh phải giống như một sự duy trì liên tục theo hướng nhiều hơn hoặc ít hơn”, tiến sĩ Rasmussen nhận xét.
Tiến sĩ Arbøll và tiến sĩ Rasmussen kết luận là sự xuất hiện của các kết quả trong tương lai từ nghiên cứu DNA cổ đại, chắc chắn sẽ dẫn đến những thảo luận về những phát triển lịch sử phức tạp và tương tác xã hội – như việc nụ hôn như một động lực phát tán bệnh dịch sớm – sẽ được hưởng lợi từ một cách tiếp cận liên ngành.
Nguyễn Đức tổng hợp
Nguồn: https://phys.org/news/2023-05-humanity-earliest-mesopotamia-years.html
https://www.eurekalert.org/news-releases/989443
—————————————–
1. https://www.science.org/doi/10.1126/science.adf0512