Hạn hán khiến các hộ gia đình thu nhập thấp không thể chi trả tiền nước
Theo một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Water của Fletcher Lab ở Đại học Stanford (Mỹ), những biện pháp này có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến tiền nước của những hộ gia đình thu nhập thấp, khiến nước trở nên đắt đỏ hơn với những người dễ bị tổn thương nhất.
Để tìm ra tác động của hạn hán đối với các hộ gia đình, họ đã phát triển một khung mô hình xã hội – thủy văn cho một hệ cung cấp nước đô thị, bao gồm (1) chi phí dịch vụ gia tăng từ sự mở rộng cơ sở hạ tầng cung cấp nước, nguồn cung ứng nước theo thời gian và sự cắt giảm nhu cầu nước; 2) sự suy giảm của lượng nước do hạn hán ở các mức khốc liệt khác nhau; 3) những thay đổi của lượng nước sử dụng ở các hộ gia đình do giá nước sinh hoạt; 4) tác động của các quyết định sử dụng nước trước thời điểm xảy ra hạn hán.
Ngoài ra, họ còn mô phỏng các kịch bản hạn hán khác nhau để thấy các quyết định sử dụng nước và hành vi của hộ gia đình trong xác định sự gia tăng của chi phí liên quan đến hạn và phần chi trả thêm ở các hộ thu nhập thấp và thu nhập cao khi sử dụng nước. Cách tiếp cận có sự kết nối giữa tình trạng thủy văn với hạn hán ở các quyết định và tác động ở quy mô thành phố và hộ gia đình cho phép họ đánh giá những tác động của hạn hán lên khả năng chi trả. “Lối suy nghĩ thông thường về mối liên hệ giữa khan hiếm nước và khả năng chi trả là xem xét chi phí cung cấp nước và chi phí người dùng phải trả thông qua thiết kế giá”, Sarah Fletcher, phó giáo sư về kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Stanford, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. “Nhưng để hiểu đầy đủ tác động của hạn hán tới khả năng chi trả nước, chúng ta phải tính đến cả phản ứng của mọi người trước tình trạng hạn hán và các biện pháp hạn chế được áp dụng”.
Với dữ liệu công khai về hạn hán ở California từ năm 2011 đến 2016, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trong một số trường hợp, các hộ gia đình thu nhập thấp thấy hóa đơn của họ tăng lên, trong khi các hộ gia đình thu nhập cao lại thấy chúng giảm xuống. Các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ các cơ chế liên kết ảnh hưởng đến khả năng chi trả, từ đó có thể giúp các nhà hoạch định chính sách và những người quy hoạch nước hiểu rõ hơn về những tác động tiềm ẩn của các biện pháp ứng phó với hạn hán ngắn hạn và dài hạn.
Khi thiếu nước, các nhà cung cấp nước thường yêu cầu người dùng cắt giảm sử dụng, đồng thời áp dụng phụ phí hạn hán trong các hóa đơn để bù vào doanh thu bị hụt. Fletcher và Benjamin Rachunok, người thực hiện nghiên cứu này khi làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Stanford và hiện đang là phó giáo sư ở Đại học bang North Carolina, cho biết.
Các đơn vị cấp nước cũng có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như các nhà máy khử muối hoặc tái chế nước để tăng nguồn cấp nước. Mô hình nghiên cứu cho thấy, trong mọi kịch bản hạn hán, các dự án này làm tăng giá và giảm khả năng chi trả của các hộ gia đình thu nhập thấp.
“Khả năng chi trả là một phần quan trọng của việc tiếp cận nước”, Fletcher nói. “Nếu chúng ta coi an ninh nước bao gồm cả khả năng chi trả của những người thu nhập thấp thì một số giải pháp công nghệ đắt tiền mà chúng ta thường xem xét có thể gây hại cho vấn đề an ninh nước bằng cách khiến nhiều người không thể mua được nước”.
Bằng cách cung cấp cái nhìn sâu sắc về những cơ chế ảnh hưởng đến khả năng chi trả, Fletcher và Rachunok hy vọng sẽ giúp các thành phố đánh giá những cách tiếp cận khác nhau để lên kế hoạch cấp nước dài hạn. Họ đang tiếp tục xem xét tác động của các cấu trúc giá và biện pháp quản lý hạn hán tới hành vi của con người, đồng thời nỗ lực phát triển một phương pháp tổng quát để giúp các cơ quan quản lý đưa ra quyết định tối ưu nhất cho một tương lai bất định. □
Thanh An dịch
Nguồn: https://phys.org/news/2023-01-droughts-unaffordable-low-income-households.html